Thuốc chữa bệnh tổ đỉa dạng bôi, uống, dân gian được sử dụng khá phổ biến. Thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa bệnh lây lan.

Cùng theo dõi bài viết để nắm được top 10+ thuốc chữa bệnh tổ đỉa tốt nhất hiện nay. Cũng như biết cách phòng tránh bệnh hiệu quả.

THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH TỔ ĐỈA

Bệnh tổ đỉa còn được biết đến với cái tên là chàm tổ đỉa. Đây là một dạng viêm da xảy ra khá phổ biến do nấm gây ra.

Các thể của bệnh tổ đỉa

Dựa vào tổn thương lâm sàng, bệnh tổ đỉa được chia thành 4 thể như sau:

•        Thể giản đơn: Là thể phổ biến và đặc trưng nhất.

•        Thể nhiễm khuẩn: Tổn thương tương tự thể giản đơn nhưng có kèm theo mụn mủ do bội nhiễm.

•        Thể bọng nước: Ở thể này, lòng bàn chân và bàn tay có thể xuất hiện các bọng nước to bằng hạt ngô do phản ứng dị ứng hóa chất.

•        Thể khô: Tổ đỉa thể khô là thể bệnh khá đặc biệt. Người mắc thể bệnh thường không có mụn nước khu trú, thay vào đó làn da có dấu hiệu khô, đỏ, rát và tróc vảy. Các triệu chứng của tổ đỉa thể khô thường nghiêm trọng hơn vào mùa xuân.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là gì, có lây không? Triệu chứng và cách chữa trị - Chi tiết  tin tức - UBND Tỉnh Bắc Giang

Các biểu hiện thường gặp của bệnh tổ đỉa, bao gồm:

•        Xuất hiện các mụn nước sâu trong cấu trúc da và được bao phủ bởi lớp da dày cứng, khó vỡ.

•        Mụn nước có đường kính từ 1 – 2mm, thường mọc rải rác hoặc tập trung thành từng cụm.

•        Mụn nước do chàm tổ đỉa thường không tự vỡ nhưng có thể tự tiêu sau khoảng vài tuần.

•        Sau khi tự tiêu, tổn thương da xuất hiện lớp dày sừng màu vàng. Khi vảy vàng bong tróc thường để lại nền da có màu hồng, bóng nhẵn và viền vằn vèo.

•        Tổn thương do chàm tổ đỉa thường gây ngứa dữ dội nên dễ phát sinh tổn thương thứ phát (gãi cào gây mụn mủ, sưng tấy, sốt, có quầng viêm đỏ, hạch sưng,…).

•        Triệu chứng của bệnh thường tập trung khu trú ở lòng bàn tay và bàn chân. Bên cạnh đó triệu chứng cũng có thể khởi phát ở mặt dưới ngón tay, đầu ngón tay, ngón chân, mặt mu bàn chân (ít gặp) và hầu như không gây ra triệu chứng vượt quá cổ tay và cổ chân.

•        Các biểu hiện của bệnh tổ đỉa thường khởi phát thành từng đợt, nghiêm trọng hơn vào mùa xuân hè và thuyên giảm dần vào mùa đông.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa. Trong đó phải kể đến những nguyên nhân chính như:

Di truyền

Trong gia đình có người bị viêm da cơ địa, mề đay thì nguy cơ bị tổ đỉa càng lớn hơn.

Bị rối loạn thần kinh giao cảm

Những người có chứng bệnh này thường dễ bị viêm da hơn.

Môi trường làm việc khắc nghiệt

Những người phải làm việc trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, nóng ẩm khiến da thường phải tiết nhiều mồ hôi gây viêm da. Hoặc làm việc trong môi trường có nhiều chất tẩy rửa, hóa chất.

Môi trường sống bị ô nhiễm

Người sống trong điều kiện không khí bị ô nhiễm, khói bụi,… Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, nhiễm hóa chất độc hại.

Vi khuẩn đường ruột (Proteus) và liên cầu

Cơ thể nhiễm trùng do liên cầu và Proteus có thể kích thích triệu chứng của chàm tổ đỉa và một số bệnh da liễu khác bùng phát.

Dị ứng hóa chất và thuốc

Đây là một trong những yếu tố rủi ro thường gặp gây khởi phát bệnh tổ đỉa. Khi có phản ứng dị ứng, hệ miễn dịch sẽ có xu hướng phóng thích IgE và histamine vào da, từ đó làm bùng phát triệu chứng dị ứng và kích thích phát sinh biểu hiện của chàm tổ đỉa. Trong trường hợp do dị ứng hóa chất, tổ đỉa thường đi kèm với các mụn nước lớn.

Căng thẳng tinh thần và suy giảm thể chất

Sức khỏe suy yếu và giảm khả năng đề kháng là một trong những yếu tố thuận lợi khiến bệnh tổ đỉa bùng phát mạnh. Trong khi đó ở người có thể trạng khỏe mạnh, bệnh ít khi khởi phát và chỉ gây ra tổn thương da có mức độ nhẹ.

Chàm tổ đỉa có nguy hiểm không?

Bệnh Tổ Đỉa: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thuốc Điều Trị Tại Nhà

Những trường hợp thường xuyên cào, gãi lên da và chăm sóc không đúng cách, bệnh tổ đỉa có thể gây ra một số biến chứng như:

Ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày

Chàm tổ đỉa là bệnh da liễu mãn tính.Tổn thương da do bệnh lý này thường có xu hướng tái phát nhiều lần. Gây ngứa ngáy, khó chịu, tác động xấu đến chất lượng giấc ngủ, hiệu quả làm việc và các hoạt động sinh hoạt thông thường.

Biến dạng móng

Một số trường hợp tổ đỉa xảy ra ở ngón chân và ngón tay có thể khiến móng bị biến dạng, khô và nứt nẻ.

Gây tâm lý tự ti

Triệu chứng của chàm tổ đỉa có thể gây ra tâm lý e ngại và tự tin trong hoạt động giao tiếp. Ngoài tổn thương thực thể, bệnh còn gây ngứa ngáy kèm đau rát và khó chịu.

Các triệu chứng này kéo dài thường khiến người bệnh bứt rứt, mệt mỏi, lo âu và căng thẳng.

Khó khăn khi di chuyển

Ở những trường hợp tổ đỉa phát triển ở bàn chân sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc đi lại. Nếu người bệnh đi lại nhiều sẽ khiến chúng bị vỡ ra, sưng viêm và dễ nhiễm khuẩn nếu không được vệ sinh đúng cách.

Nguy cơ bội nhiễm

Tổ đỉa gây ra các cơn ngứa ngáy khó chịu, việc người bệnh cào gãi hoặc chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương sẽ khiến các nốt mụn nước vỡ ra.

Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong gây nhiễm khuẩn dẫn đến bội nhiễm và xuất hiện các triệu chứng như hình thành mụn mủ khó lành trên da, viêm hạch bạch huyết, viêm mô tế bào,…

Bệnh tổ đỉa có lây không?

Tổ đỉa là bệnh về cơ địa của mỗi người. Bệnh sẽ lan rộng ngay trên da của người bệnh. Khi giao tiếp thông thường, tổ đỉa không lây sang người khác. Chỉ có bản thân người bệnh cảm giác khó chịu và mất tự tin.

TOP 15 LOẠI KEM BÔI, THUỐC CHỮA BỆNH TỔ ĐỈA PHỔ BIẾN

Thuốc chữa bệnh tổ đỉa khá đa dạng. Tùy tình trạng bệnh và đối tượng mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại thuốc phù hợp, hiệu quả nhất.

Dưới đây là top 15 loại thuốc bôi, thuốc uống chữa tổ đỉa an toàn, hiệu quả, phổ biến nhất hiện nay. Xin được chia sẻ những thông tin tổng quan về thuốc để bạn đọc có thể tham khảo.

1.Dung dịch sát khuẩn Xanh Methylen 1% điều trị tổ đỉa cấp tính

Xanh Methylen 1%

Xanh Methylene (Methylene Blue) lần đầu được điều chế bởi Heinrich Caro vào năm 1876.

Thuốc có hiệu quả cao trong việc sát khuẩn, giải độc, làm thuốc nhuộm, điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn ngoài da phổ biến. Với trường hợp mắc bệnh tổ đỉa cấp tính có thể sử dụng dung dịch Xanh methylen 1% để sát khuẩn ngoài da.

Công dụng của Xanh methylen 1% là gì?

Đối với bệnh tổ đỉa, Xanh methylen 1% mang đến tác dụng sau:

•        Chống viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

•        Làm dịu bề mặt da, tiêu mụn nước, giảm ngứa nhanh chóng.

•        Thuốc dùng trong các trường hợp tổ đỉa cấp tính, chỉ mới xuất hiện các mụn nước đơn thuần hoặc có dấu hiệu rỉ nước nhẹ.

Cách dùng Xanh methylen 1% hiệu quả

Các bạn có thể sử dụng Xanh methylen 1% chữa tổ đỉa theo cách dưới đây:

•        Làm sạch bề mặt da cần điều trị.

•        Bôi dung dịch lên các mụn nước hoặc toàn bộ vùng da bị tổn thương cho đến khi chảy hết nước trong mụn ra.

•        Chấm dung dịch xanh methylen lên vùng da bị tổn thương để ngừa bội nhiễm.

•        Dùng từ 1 -3 lần mỗi ngày theo hướng dẫn.

2. Flucinar – Thuốc bôi giảm ngứa ngáy khi mắc bệnh tổ đỉa

Flucinar ointment - Thuốc biệt dược, công dụng , cách dùng - VN-9811-10

Bệnh tổ đỉa thường gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Để giảm ngứa ngáy, các bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc bôi Flucinar.

Thành phần thuốc

Dược chất chính là Fluocinolone (một loại corticosteroid tổng hợp).

Flucinar có những công dụng gì nổi bật?

Thuốc Flucinar ức chế histamin và giải phóng kinin từ chất nền, giảm sự tăng sinh của tế bào da, hình thành sẹo. Đồng thời, ổn định màng lysosom bạch cầu, hạn chế viêm nhiễm, kiểm soát mụn nước lây lan.

Flucinar mang lại tác dụng:

•        Giảm ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu tại vùng da bị tổ đỉa

•        Chống viêm, ngừa nhiễm khuẩn. Hạn chế viêm nhiễm lây lan sang các vùng da lân cận.

Cách dùng thuốc bôi Flucinar

Tùy theo mức độ có thể sử dụng 2 – 4 lần/ngày với một lượng thuốc vừa đủ.

Chống chỉ định

Những người mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

•        Không dùng thuốc cho các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn da do virus, nấm, vi khuẩn

•        Không dùng cho bệnh nhân bị ung thư da.

•        Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Lưu ý: Nếu dùng thuốc Flucinar trị bệnh tổ đỉa trong 3 – 4 tuần liên tục mà không khỏi bệnh thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định ngừng hoặc giảm liều phù hợp.

Giá bán Flucinar tham khảo

Flucinar có mức giá bán khá bình dân. Tuýp 15g hiện có giá bán 40.000 – 50.000 VNĐ.

3.Cồn BSI 1 – 3% – Thuốc sát trùng, giảm đau do tổ đỉa hiệu quả

Cồn B.S.I - Dược VTYT Hải Dương

Cồn BSI là dược phẩm của Công ty cổ phần Dược vật tư y tế Hải Dương. Dung dịch này được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu do vi nấm gây ra. Đặc biệt là bệnh tổ đỉa.

Đây là phương pháp được áp dụng khi trên da mới xuất hiện các mụn nước đơn thuần.

Thành phần cồn BSI

Cồn BSI có chứa các thành phần chính sau:

•        Acid benzoic: Có tác dụng sát trùng tại chỗ, đồng thời giúp giảm đau trên vùng da bị tổn thương.

•        Acid salicylic: Là dẫn xuất phổ biến của beta hydroxy acid, có tác dụng sát khuẩn nhẹ tại chỗ. Ngoài ra, hoạt chất này giúp giảm hiện tượng sừng hóa da, làm mềm và ngăn chặn nấm phát triển.

•        Iodide: Tác dụng khử trùng vết thương ở trên da.

Công dụng của BSI với bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa mang đến nhiều công dụng nổi bật sau:

•        Giúp giảm đau và kháng khuẩn bằng việc loại bỏ lớp da nhiễm bệnh trên bề mặt.

•        Tiêu viêm, giảm đau rát, sưng tấy.

•        Làm mềm da, tránh tình trạng kết vảy bong da.

•        Ngăn ngừa nguy cơ lây lan mầm bệnh tổ đỉa sang các vùng khác trên cơ thể rất tốt.

Cách sử dụng cồn BSI 1 – 3% chữa tổ đỉa

•        Cồn BSI được sử dụng trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Tuy nhiên trước khi dùng, bạn cần vệ sinh tay và vùng da này để đảm bảo vệ sinh.

•        Sau đó lau khô và sử dụng một lượng dung dịch vừa đủ với phạm vi da cần điều trị (để hạn chế tình trạng khô da tay, bạn nên sử dụng bông gòn để thấm dung dịch). Đợi vài phút cho dung dịch thẩm thấu.

•        Tần suất sử dụng: 1 – 2 lần/ ngày

Giá bán cồn BSI

Thuốc Cồn BSI có giá bán dao động từ 7 – 10.000 đồng/ lọ 20ml. Giá bán chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với quầy thuốc tây để biết giá thành thực tế.

4.Kem bôi Sodermix trị bệnh tổ đỉa – Hết viêm da, là phẳng sẹo

Ưu điểm và hạn chế của kem bôi Sodermix cho viêm da, chàm sữa, sẹo

Sodermix dòng kem bôi chuyên biệt cho viêm da cơ địa, tổ đỉa, chàm ngứa của tập đoàn Life Science Investments Ltd (LSI) Pháp.

Thuốc được nghiên cứu, sản xuất từ năm 2012. Sau gần 10 năm có mặt trên thị trường, Sodermix đã có mặt tại 108 quốc gia trên thế giới. Trở thành giải pháp giúp hàng triệu người thoát khỏi bệnh viêm da cơ địa, tổ đỉa.

Thành phần chính của Sodermix

Điểm nổi bật của Sodermix chính là thành phần lành tính, an toàn và KHÔNG CHỨA CORTICOID.

Sản phẩm giúp bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng sau:

•        Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu.

•        Dầu trái bơ.

•        Dầu khoáng tự nhiên.

Sodermix có tốt không? Công dụng Sodermix

Thuốc Sodermix được chứng minh lâm sàng mang đến nhiều công dụng sau:

•        Chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ.

•        Ức chế tăng sinh Collagen quá mức ở những người bị sẹo.

•        Dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương.

Đối tượng sử dụng Sodermix

Thuốc Sodermix phù hợp với những nhóm đối tượng sau:

•        Viêm da cơ địa, chàm ngứa, tổ đỉa

•        Viêm da, chàm sữa trẻ nhỏ

•        Sẹo lồi, sẹo thâm, sẹo phì đại

•        Bệnh vảy nến

•        Viêm da do xạ trị

•        Ngứa

Hướng dẫn sử dụng Sodermix

Sodermix chỉ mang đến hiệu quả tốt nhất nếu sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số hướng dẫn sử dụng cụ thể cho loại thuốc này.

•        Bôi 2 lần/ ngày

•        Bôi một lớp mỏng Sodermix Cream lên vùng da bị ảnh hưởng, để khô trước khi dùng các sản phẩm kem hoặc mỹ phẩm thông thường

•        Duy trì sử dụng Sodermix Cream cho đến khi không có sự cải thiện thêm nữa, hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ

Kem bôi Sodermix giá bao nhiêu, có đắt không?

Hiện nay Sodermix được bán lẻ với giá 310.000đ/tuýp 15gr (dùng được khoảng 1 tháng) . Bạn có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm tại hơn 5.000 nhà thuốc trên khắp toàn quốc.

5.Bị tổ đỉa bôi thuốc gì hiệu quả? –  Dung dịch bạc nitrat 0.5%

Bạc nitrat là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và tác dụng phụ của thuốc

Bệnh tổ đỉa gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, cuộc sống, sức khỏe người bệnh. Câu hỏi được nhiều người đặt ra khi này là bị tổ đỉa bôi thuốc gì hiệu quả? Lời giải đáp dành cho bạn chính là dung dịch bạc nitrat 0.5%.

Bạc nitrat là thuốc gì? Công dụng ra sao?

Bạc nitrat với tên gọi quốc tế là Silver nitrate, là một muối của axit nitric, khả năng tan tốt trong nước và có màu trắng. Thuốc bạc nitrat được dùng như một chất khử trùng ăn da và giống như một chất làm se hiệu quả.

Bạc nitrat có công dụng và được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

•        Bạc nitrat được dùng trong điều trị những chứng bệnh ngoài da như:Tổ đỉa, mô hạt, loại bỏ mụn cóc.

•        Thuốc còn được dùng để dự phòng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoea nếu không có sẵn tetracyclin.

Hướng dẫn sử dụng dung dịch bạc nitrat 0.5%

Dung dịch bạc nitrat 0.5% thường được sử dụng khi da mới nổi các mụn nước đơn thuần.

Loại thuốc này được sử dụng bằng cách đổ vào bông gạc và đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương để làm dịu da, giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Tuy nhiên khi sử dụng bạc nitrat kéo dài, vùng da cần điều trị có thể bị biến đổi về màu sắc.

6. Dung dịch Milian – Thuốc bôi chữa tổ đỉa được nhiều người lựa chọn

Tìm hiểu thông tin của dung dịch Milian chỉ định, Liều lượng - Cách sử dụng  - Khoa Y dược Hà Nội

Nhắc đến các loại thuốc bôi chữa bệnh tổ đỉa sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua Milian.

Thuốc Milian là dược phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC – VIỆT NAM. Loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp da tay, da chân nổi nhiều mụn mủ, da trợt loét và rỉ dịch do bệnh tổ đỉa gây nên.

Ngoài ra, Milian cũng mang nhiều hiệu quả trong điều trị các bệnh da liễu do nhiễm virus, vi khuẩn khác.

Thành phần

Thuốc Milian có chứa các thành phần sau:

•        Xanh methylene 400mg

•        Tím Gentian 50mg

•        Nước tinh khiết

Trong đó, xanh methylene là hoạt chất chính của thuốc. Hoạt chất này khi được dùng ngoài da có tác dụng sát khuẩn nhẹ và phá vỡ phân tử virus khi tiếp xúc với ánh sáng.

Cách dùng thuốc Milian chữa bệnh tổ đỉa

Để chữa tổ đỉa bằng dung dịch sát khuẩn Milian, bạn thực hiện theo cách sau:

•        Làm sạch vùng da cần điều trị.

•        Sử dụng một lượng thuốc vừa đủ thoa lên vùng da bị bệnh.

•        Thuốc được sử dụng tại vùng da tổn thương 2 – 3 lần/ ngày trong khoảng 3 – 5 ngày.

•        Dung dịch Milian có màu xanh đậm đặc trưng, màu xanh của thuốc sẽ bám lên da trong vòng vài ngày. Để hạn chế tình trạng thuốc dính lên da tay, bạn nên sử dụng tăm bông để thoa thuốc.

Giá bán dung dịch Milian là bao nhiêu?

Thuốc Milian có giá khoảng 8 – 10.000 đồng/ hộp 1 lọ x 20ml. Giá thành thực tế tại các nhà thuốc tây có thể chênh lệch ít nhiều so với giá bán được cung cấp trong bài viết.

7.Mắc bệnh tổ đỉa dùng thuốc gì? – Thuốc bôi Dermovate® Cream 15g

Kem trị chàm vảy nến Dermovate Cream

Rất nhiều người bệnh thắc mắc rằng bệnh tổ đỉa dùng thuốc gì an toàn, hiệu quả. Thực tế cho thấy, thuốc bôi Dermovate® Cream 15g chính là loại thuốc trị tổ đỉa hữu ích hiện nay.

Rất nhiều người bệnh sử dụng đều có phản hồi tốt. Ngoài thành phần an toàn, tác dụng nhanh thuốc còn có giá bán hợp lý, cách dùng đơn giản.

Thành phần Dermovate® Cream 15g

Dược chất chính là Clobetasol propionate (một loại corticosteroid tổng hợp dùng trong điều trị tại chỗ).

Công dụng

Hoạt chất Clobetasol propionate có tác dụng ức chế các trung gian gây viêm và dị ứng. Do đó thuốc Dermovate có khả năng giảm ngứa ngáy, viêm, sưng đỏ, phù nề, mụn nước… do bệnh tổ đỉa gây ra.

Hướng dẫn sử dụng

Cách dùng thuốcDermovate® Cream đúng nhất khi chữa bệnh tổ đỉa là:

•        Vệ sinh tay, chân, vùng da bị tổ đỉa và lau khô trước khi thoa thuốc

•        Lấy một lượng kem vừa đủ và thoa đều lên bề mặt da.

•        Sử dụng 3 – 4 lần/ ngày, không quá 50g/tuần.

•        Đợi thuốc thấm hoàn toàn sau đó mới mặc quần áo hoặc đi giày dép.

Lưu ý: Dùng thuốc không quá 2 tuần. Nếu sau 2 tuần, triệu chứng bệnh không cải thiện, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc ngưng sử dụng hoặc kéo dài thời gian điều trị. Không tự ý tăng liều hoặc đổi thuốc.

Chống chỉ định của Dermovate® Cream

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, Dermovate® Cream chống chỉ định trong những trường hợp sau đây:

•        Những người mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

•        Không dùng cho các trường hợp nhiễm khuẩn da, nhiễm nấm, virus…

•        Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người bị suy gan/thận…

Thuốc chữa tổ đỉa Dermovate® Cream giá bao nhiêu?

Giá bán thuốc chữa tổ đỉa Dermovate® Cream dao động từ 80 – 90.000 đồng/ tuýp 15g.

8.Kem bôi trị tổ đỉa Eumovate® 0,05% tuýp 5g

Thuốc Eumovate nên sử dụng trong bao lâu? | Vinmec

Sản phẩm thuốc chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả tiếp theo mà bài viết muốn giới thiệu đến các bạn là Eumovate® 0,05% tuýp 5g.

Thành phần

Clobetasone butyrate 0.05% (một loại corticosteroid tổng hợp dùng trong điều trị tại chỗ).

Kem Eumovate có tác dụng gì?

•        Thuốc Eumovate hoạt động theo cơ chế ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh tổ đỉa.

•        Ngăn chặn sản xuất các protein cần thiết để vi khuẩn phát triển.

•        Đây là nhóm thuốc chống viêm mạnh, mang lại hiệu quả chống viêm, chống phù nề, giảm sưng, tấy, viêm đỏ, ngứa ngáy… rõ rệt ngay sau khi sử dụng.

Chống chỉ định Eumovate®

Eumovate® không nên sử dụng trong những trường hợp sau đây:

•        Những người mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

•        Các trường hợp nhiễm khuẩn da, nhiễm nấm, virus…

•        Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người bị suy gan/thận…

Thuốc mỡ Eumovate® và cách sử dụng

Eumovate® trị bệnh tổ đỉa hiệu quả nhất khi được sử dụng đúng theo cách sau:

•        Vệ sinh sạch vùng da cần điều trị và lau khô.

•        Rửa tay sạch rồi thoa một lớp mỏng thuốc lên vùng da cần điều trị. Thoa nhẹ, đều để thuốc thấm sâu vào da.

•        Sử dụng 2 – 3 lần/ngày. Nếu bệnh có dấu hiệu thuyên giảm thì hỏi ý kiến bác sĩ để giảm số lần dùng thuốc trong ngày.

•        Nếu bệnh không cải thiện sau 4 tuần điều trị liên tục, bạn nên đi tái khám.

Giá kem bôi trị tổ đỉa Eumovate®

Kem bôi trị tổ đỉa Eumovate® trên thị trường có giá bán là 22.000 vnđ/tuýp 5g.

9. Bệnh tổ đỉa nên dùng thuốc gì? Thuốc bôi ức chế miễn dịch Tacrolimus

Thuốc Tacrolimus Và Liều Dùng Điều Trị Viêm Da Cơ Địa

Tổ đỉa bôi thuốc gì an toàn, hiệu quả.Nếu bạn đã dùng nhiều loại thuốc nhưng chưa thấy tác dụng, tại sao không lựa chọn thuốc bôi ức chế miễn dịch Tacrolimus.

Thành phần thuốc bôi Tacrolimus

Tacrolimus là hoạt chất chính có trong thuốc ức chế miễn dịch Tacrolimus . Đây là một macrolid không có hoạt tính kháng sinh được tạo ra từ vi khuẩn Streptomyces Tsukubaensis, còn được gọi là FK506.

Thuốc mỡ bôi tại chỗ Tacrolimus có hai hàm lượng là 0.03% và 0.1%.

Tacrolimus và công dụng trị bệnh tổ đỉa

Một số trường hợp tổ đỉa sinh ra do sự tăng hoạt động quá mức của tế bào lympho T – một thành phần của hệ miễn dịch.

Tacrolimus có tác dụng ức chế tế bào lympho T thông qua ức chế sự sản sinh Interleukin-2. Từ đó, ngăn ngừa hoặc hạn chế tối đa phản ứng viêm và dị ứng tại da.

Chống chỉ định

Tacrolimus không được khuyên dùng với những nhóm đối tượng sau:

•        Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với chất tacrolimus.

•        Phụ nữ mang thai.

•        Trẻ em dưới 2 tuổi.

Cách dùng thuốc Tacrolimus đúng cách

Thuốc ức chế miễn dịch Tacrolimus được sử dụng theo cách sau:

•        Làm sạch vùng da cần điều trị

•        Bôi một lớp mỏng lên vùng da bị tổ đỉa và thoa đều để thuốc thấm sâu.

•        Dùng 2 lần/ngày cho đến khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn.

Tacrolimus có gây tác dụng phụ không?

Thuốc ức chế miễn dịch Tacrolimus Có thể gây cảm giác bỏng rát hoặc ngứa, đặc biệt khi sử dụng lần đầu.

10.Thuốc trị tổ đỉa của Nhật Kobayashi Apitoberu

Thuốc trị viêm da cơ địa Kobayashi Apitoberu của Nhật

Thuốc trị viêm da cơ địa Kobayashi Apitoberu là sản phẩm chăm sóc da được sản xuất từ Nhật Bản và được nhập khẩu vào nước ta. Sản phẩm chứa một số thành phần tự nhiên, không kèm hương liệu khác.

Kobayashi Apitoberu được đánh giá cao về hiệu quả mang lại. Kem có tác dụng giảm biểu hiện ngứa ngáy khó chịu của bệnh, ngăn ngừa viêm nhiễm, dưỡng ẩm cho da.

Thành phần kem Kobayashi Apitoberu

Kem Kobayashi Apitoberu có những thành phần nguyên liệu chính gồm:

•        Acid ascorbic 2-glucoside.

•        Hoạt chất Stearyl Glycyrrhetinate.

•        Hoạt chất Tocopheryl Acetate.

•        Kèm theo đó là nhiều hoạt chất khác.

Công dụng của kem Kobayashi Apitoberu

Kem Kobayashi Apitoberu có những công dụng chính bao gồm:

•        Cải thiện tình trạng ngứa da, phát ban, chàm da do tổ đỉa gây nên.

•        Trị ngứa tại những vùng da bị côn trùng cắn.

•        Cải thiện tình trạng viêm da và phát ban nhiệt.

•        Trị loét da, nổi mề đay, cải thiện tình trạng tê cóng trên da.

•        Sử dụng trong điều trị và phòng ngừa tái phát một số bệnh ngoài da như chàm, Eczema, các bệnh viêm, nứt da, một số thương tổn trên da do rôm sảy, lở loét, bỏng da,…

•        Sử dụng trong điều trị nứt hậu môn.

Cách sử dụng kem Kobayashi Apitoberu

Cách sử dụng kem trị ngứa Kobayashi Apitoberu gồm các bước:

•        Vệ sinh vùng da bị thương tổn bằng cách lau với khăn sạch.

•        Thoa kem Kobayashi Apitoberu nhẹ nhàng lên vùng da bị thương tổn (tùy theo tình trạng thương tổn trên da mà có thể sử dụng gạc băng nếu bác sĩ chỉ định).

•        Liều dùng phổ biến là 2 lần mỗi ngày hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

*Lưu ý: khi sử dụng kem Kobayashi Apitoberu có thể làm dính màu vào quần áo.

Giá sản phẩm kem Kobayashi Apitoberu là bao nhiêu? Mua ở đâu?

Sản phẩm kem Kobayashi Apitoberu có giá bán lẻ nội địa 1080 Yên. Giá sau nhập khẩu tại Việt Nam khoảng 350.000 VNĐ / tuýp 20 gram.

11.Gentacin – Kem bôi trị bệnh tổ đỉa của Nhật nổi tiếng

Kem Trị sẹo gentacin Nhật Bản 10g - Đại lý hàng Nhật

Kem bôi Gentacin thường được sử dụng để điều trị viêm da, bao gồm tổ đỉa và viêm da dị ứng, viêm da cơ địa nói chung. Những thành phần kháng sinh, chống nhiễm trùng của Gentacin có tác dụng nhanh chóng trong việc khắc phục các cơn ngứa do ký sinh trùng và nấm, vi khuẩn gây ra.

Hiện nay sản phẩm được nhiều người Việt tin dùng.

Thành phần Gentacin

Kem trị tổ đỉa Gentacin được cấu tạo từ những hoạt chất sau:Parafin, genmaiskin, axit benzoic, propyl, paraokinshi, vaseline trắng,…

Công dụng kem bôi Gentacin của Nhật Bản

Kem bôi Gentacin của Nhật Bản mang đến nhiều hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh tổ đỉa. Cụ thể như sau:

•        Tác dụng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trên da. Ngăn ngừa triệu chứng bệnh tổ đỉa lan rộng.

•        Cung cấp các dưỡng chất giúp tái tạo và phục hồi tổn thương trên da. Cân bằng độ ẩm cho làn da.

•        Phòng ngừa hình thành sẹo thâm sau điều trị. Phòng tránh trước tình trạng nhiễm trùng

Cách sử dụng Gentacin đúng cách

Theo nhà sản xuất, Gentacin được sử dụng theo cách sau:

•        Bạn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh, lau khô và thoa lượng kem vừa đủ lên da.

•        Dùng kem 2 – 3 lần mỗi ngày để nhanh chóng đẩy lùi chứng tổ đỉa.

•        Sử dụng lớp kem mỏng xoa đều trên da, massage nhẹ nhàng để thuốc thấm sau vào da.

Giá Gentacin tham khảo

Thuốc trị tổ đỉa Nhật Bản Gentacin có mức giá trung bình khoảng 150.000 VNĐ/tuýp x 10g.

12.Thuốc trị tổ đỉa của Nhật nào tốt? Keratinamin

Kem trị á sừng Nhật Keratinamin - XACHTAYNHAT.NET

Thuốc trị tổ đỉa của Nhật Keratinamin có tác dụng giảm ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm do tổ đỉa hiệu quả.

Thuốc có thành phần kháng viêm và giảm ngứa, sau khi bôi vào 25 – 10 phút sau người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng ngứa có cải thiện hiệu quả.

Keratinamin khá nổi tiếng trong lĩnh vực điều trị bệnh da liễu. Ngoài tổ đỉa, Keratinamin cũng là loại thuốc có thể sử dụng để chữa bệnh chàm, viêm da, dị ứng, ghẻ nước…

Thành phần kem bôi Keratinamin gồm những gì?

Trong thành phần của Keratinamin có chứa những hoạt chất sau: Ureioio Urea, Axit glycyrrhetinic, Gamma orizanol cùng các tá dược khác

Một ưu điểm nổi bật của Keratinamin là thuốc được cấu tạo với lượng chất lỏng vừa phải, khi bôi vào thấm rất nhanh trên da.

Keratinamin có hiệu quả không? Công dụng chính của thuốc ?

Thuốc Keratinamin dạng kem được nghiên cứu mang đến nhiều hiệu quả sau :

•        Điều trị hỗ trợ đối với những căn bệnh da liễu như tổ đỉa, viêm da, chàm, dị ứng, mẩn ngứa…

•        Bổ sung độ ẩm giúp làn da mịn màng, làm mềm lớp biểu bì bị nứt nẻ và sừng hóa.

•        Giảm lượng dịch tiết từ các mụn nước, khắc phục cơn viêm ngứa khi mụn vỡ và tiết dịch

•        Cải thiện cơn ngứa nhanh chóng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm ngoài da

•        Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho làn da hồi phục, sau tổn thương.

•        Thuốc cũng được sử dụng như một chất trị thương, có thể dùng để bôi lên vùng da bị xước, đang rỉ dịch, khắc phục tình trạng mụn nước nhanh chóng.

Hướng dẫn sử dụng Keratinamin

Kem bôi Keratinamin thường được sử dụng theo cách sau:

•        Người bệnh trước tiên nên vệ sinh sạch sẽ vùng da được điều trị, sau đó để vùng da này khô thoáng

•        Sau đó lấy lượng kem bôi vừa đủ, đem bôi một lớp mỏng lên vùng da bị tổn thương.

•        Dùng đầu ngón tay massage vùng da bị bệnh nhẹ nhàng để các hoạt chất thấm sau vào da.

•        Mỗi ngày nên bôi thuốc 2 -3 lần sau khi tắm và vệ sinh cơ thể, sau khi bôi bạn nên để thuốc khô ráo mới nên mặc quần áo.

Chống chỉ định Keratinamin

Bạn nên cân nhắc sử dụng kem bôi Keratinamin trong những trường hợp sau:

•        Đối với những người bệnh mẫn cảm với thành phần của thuốc.

•        Phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng kem bôi ngoài da.

•        Trong trường hợp tổ đỉa bội nhiễm, cân nhắc sử dụng kem bôi kết hợp với các sản phẩm khác.

Giá tham khảo

Kem bôi Keratinamin trị tổ đỉa của Nhật Bản được bán trên thị trường với mức giá  640.000 VNĐ/chai x 200g.

13.Kem bôi trị bệnh tổ đỉa của Nhật Daiichi Sankyo

Thuốc trị mề đay nhật bản SK Daiichi Sankyo 10g trị mề đay, chàm, viêm da  dị ứng, nổi rôm sẩy, ngứa, côn trùng cắn (N30013) (Miễn phí giao hàng) |  lina

Kem bôi trị tổ đỉa của Nhật Daiichi Sankyo được sử dụng khá phổ biến ở Nhật hiện nay. Sản phẩm được các chuyên gia Da liễu khuyến khích sử dụng.

Đây là một sản phẩm kem bôi được sử dụng để trị các chứng viêm da với công hiệu tốt. Daiichi Sankyo là một loại dược phẩm thuộc tập đoàn Daiichi nổi tiếng, vì thế không cần bàn cãi về tính an toàn của sản phẩm.

Thành phần thuốc Daiichi Sankyo

Sau khi sử dụng Daiichi Sankyo người bệnh sẽ nhận thấy những cải thiện đáng kể. Thuốc có những hoạt chất chính sau đây: Chiết xuất tinh dầu bạc hà, chất crotaminton, chất clorphenuirmin và maleat.

Công dụng thuốc Daiichi Sankyo

Thuốc kem Daiichi Sankyo của Nhật Bản có những tính năng nổi trội sau:

•        Hỗ trợ giảm tình trạng viêm ngứa, nổi mụn ngoài da do viêm da hoặc nhiễm trùng gây ra

•        Điều trị khắc phục cơn ngứa ngáy khó chịu do dị ứng ngoài da gây ra kèm theo mụn nước

•        Cải thiện và phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm lan rộng do bệnh tổ đỉa, viêm da dị ứng hóa chất

•        Bổ sung độ ẩm cho da, ngăn chặn tình trạng da khô và nứt nẻ, bong tróc

•        Làm mềm lớp biểu bì, từ đó hỗ trợ làm sạch lớp tế bào chết và vi khuẩn trên da

Hướng dẫn sử dụng thuốc Daiichi Sankyo

Để dùng thuốc Daiichi Sankyo, các bạn làm theo cách sau:

•        Trước tiên người bệnh cần phải vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng da cần điều trị bằng khăn bông.

•        Lấy một lượng kem vừa đủ với vùng da cần điều trị, sau đó bôi một lớp mỏng , tránh bôi kín da.

•        Sau khi bôi thuốc người bệnh nên massage để thuốc thẩm thấu vào da tốt hơn.

•        Mỗi ngày bôi thuốc 2 – 3 lần, tốt nhất nên bôi thuốc sau khi tắm vì lúc này làn da mềm và dễ thấm thuốc.

Chống chỉ định

Những đối tượng không phù hợp để sử dụng kem chữa tổ đỉa Daiichi Sankyo gồm:

•        Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú nên cân nhắc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

•        Với những bệnh nhân có tổn thương hở, chảy máu, lở loét không nên sử dụng thuốc tùy tiện…

•        Người có làn da nhạy cảm nên thử thuốc lên vùng da khuỷu tay trước khi bôi lên vùng da bệnh

•        Chống chỉ định sử dụng nên người bệnh dị ứng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Giá thuốc Daiichi Sankyo là bao nhiêu?

Thuốc trị tổ đỉa Nhật Bản Daiichi Sankyo được bán với giá 193.000 VNĐ/tuýp 20 gram.

14.Thuốc chữa tổ đỉa của Nhật Protopic (Bác sĩ khuyên dùng)

Top 5 Thuốc Trị Viêm Da Cơ Địa Của Nhật Được Đánh Giá Cao Hiện Nay

Thuốc điều trị tổ đỉa của Nhật Protopic được bào chế ở dạng kem bôi dễ thấm trên da. Việc lựa chọn đúng thành phần của thuốc sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn trong điều trị bệnh da liễu.

Thuốc có 2  nồng độ chính là 0,03% và 0,1% cho trẻ em và người lớn. Đối với trẻ em sử dụng thành phần nhẹ hơn 0,03% và 0,1% cho người trưởng thành.

Thành phần

Thành phần Tacrolimus monohydrate có trong thuốc Protopic có tác dụng ức chế sự tăng sinh của những tế bào lympho T. Từ đó chống lại tình trạng viêm da và nổi mụn nước, ngứa ngáy khó chịu ở bệnh tổ đỉa. Công dụng

•        Tăng cường các chất chống viêm nhiễm, hỗ trợ lớp biểu bì ngoài da có đề kháng trước ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm gây bệnh.

•        Bổ sung độ ẩm cho da, giúp loại bỏ lớp tế bào chết và làm mềm vùng da bị khô ráp và nứt nẻ

•        Làm dịu phản ứng viêm, kiểm soát những triệu chứng khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra

•        Kem bôi an toàn với những vùng da có vết thương hở, mụn lở loét, chảy máu.

Cách sử dụng

•        Trước tiên người bệnh cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổ đỉa và lau khô bằng khăn bông mềm

•        Sử dụng lượng kem bôi vừa đủ lên vùng da, không nên bôi lớp dày sẽ gây bí da

•        Sau đó dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng để thuốc thẩm thấu vào sâu trong lớp biểu bì tốt hơn.

•        Mỗi ngày người bệnh nên bôi thuốc 2 – 3 lần và lưu ý vệ sinh vùng da bị bệnh trước khi bôi thuốc

Chống chỉ định

•        Cân nhắc trước khi sử dụng thuốc nếu như người bệnh có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc.

•        Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần thông qua ý kiến bác sĩ khi sử dụng sản phẩm

Giá tham khảo

Thuốc trị tổ đỉa của Nhật Protopic được bán với giá 499.000 VNĐ/tuýp 10 gram.

Lưu ý khi dùng thuốc bôi trị tổ đỉa Tây y

Để việc điều trị tổ đỉa đạt hiệu quả nhất, bạn nên lưu ý những điều sau để phòng ngừa tình trạng bệnh trở nặng hoặc tái phát trở lại sau khi đã tốn công sức điều trị:

•        Nếu ra mồ hôi tay chân, hoặc bám bụi bẩn nhiều thì nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh trước, lau khô rồi hãy bôi thuốc lên.

•        Bà bầu, phụ nữ sau sinh, trẻ em và người cao tuổi sẽ có dòng thuốc trị tổ đỉa khác phù hợp hơn, thành ra cần tham vấn bác sĩ xem loại nào phù hợp nhất với mình.

•        Hạn chế hành vi bôi cùng lúc nhiều loại thuốc khác nhau lên chỗ bị tổ đỉa, mà cần phải giãn cách ra, ít nhất bôi thuốc A sau 1 tiếng, rửa sạch rồi thì đợi ít nhất 1 tiếng nữa hãy bôi thuốc B.

•        Không nên cố gắng bôi quá nhiều 1 ngày, chỉ cần bôi 1-2 lần 1 ngày là vừa đủ.

•        Nếu phát hiện bị chàm tổ đỉa bội nhiễm, nổi mụn nước, mưng mủ chảy dịch vàng thì dừng dòng thuốc trị tổ đỉa corticoid lại, nhờ đó sẽ tránh tình trạng biến chứng và lây lan ra xung quanh hiệu quả nhất.

•        Nên mang bao tay có độ hút ẩm tốt khi ra đường, để tránh khói bụi bẩn và ánh nắng mặt trời trực tiếp.

•        Nên cắt móng tay 2 tuần 1 lần để khi ngứa có gãi cũng công bị trầy xước vùng da bị tổ đỉa.

•        Tránh tiếp xúc với hoá chất, làm móng, chất tẩy rửa, xà bông tắm …

•        Còn giặt đồ, rửa chén … không thể tránh được thì bạn mang bao tay vào để giảm tổn thương tối đa nhất nhé.

•        Kiêng hải sản, đồ tanh như tôm, cua, ốc, cá, thịt vịt …. đây là những món khó tiêu hoá nhưng lại tích mầm bệnh ẩn cực kì nhiều, vì thế nên tránh trong và sau khi trị tổ đỉa.

Dùng thuốc tây trị tổ đỉa chỉ kéo dài trong 2 tuần, nếu thấy tiến triển tốt thì cùng lắm chỉ dùng thêm 2 tuần nữa cho dứt điểm. Nhưng nếu bạn nhận thấy 2 tuần đầu chẳng thấy tiến triển gì thì bạn nên dừng luôn loại thuốc đang bôi.

TOP 6 THUỐC UỐNG TRỊ BỆNH TỔ ĐỈA AN  TOÀN, HIỆU QUẢ

Bên cạnh các loại thuốc bôi, người bệnh có thể sử dụng kèm thuốc uống chữa bệnh tổ đỉa. Sự kết hợp này sẽ mang đến hiệu quả điều trị kép. Giảm nhanh triệu chứng bệnh, ngăn ngừa sự lây nhiễm.

Đây là những loại thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép và được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Các bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng tại nhà thuốc, hiệu thuốc trên toàn quốc.

1. Clorpheniramin – Thuốc uống chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả nhanh chóng

Thuốc clorpheniramin: Công dụng, cách dùng và lưu ý - YouMed

Đây là thuốc kháng histamin H1 được sử dụng phổ biến điều trị các bệnh dị ứng hiện nay, trong đó có bệnh tổ đỉa.

Thành phần Clorpheniramin gồm những gì?

Thành phần chính của thuốc là clorpheniramin maleat.

Ngoài ra còn có các thành phần tá dược khác như: lactose, dicalci phosphat, povidon, magnesium stearat…

Clorpheniramin có những công dụng gì?

Thuốc Clorpheniramin 4mg có tác dụng kháng histamin để ức chế các triệu chứng mà phản ứng dị ứng gây ra.

Cách dùng thuốc Clorpheniramin

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và dùng theo đường uống sau khi ăn khoảng 30 phút.  Nên dùng trực tiếp với một ly nước lọc khoảng 150ml.

Tùy thuộc vào mục đích điều trị, tuổi tác cũng như thể trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp.

Lưu ý khi sử dụng Clorpheniramin

Thuốc chữa bệnh tổ đỉa Clorpheniramin chống chỉ định với các trường hợp dưới đây:

•        Đối tượng mẫn cảm với clorpheniramin maleat hay bất cứ thành phần tá dược nào có trong thuốc.

•        Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

•        Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú.

•        Để đảm bảo an toàn, trước khi dùng thuốc, bạn cần báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh lý cũng như hiện trạng sức khỏe để có các dùng thuốc tốt nhất.

2.Thuốc chữa bệnh tổ đỉa Cefixim – Sự lựa chọn hàng đầu của người bệnh

Thuốc Cefixim: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ | Vinmec

Cefixim là một loại thuốc chữa bệnh tổ  đỉa thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin.  Loại thuốc này thường được sử dụng trong trường hợp có bội nhiễm.

Thành phần Cefixim

Thuốc chữa bệnh tổ đỉa Cefixim có thành phần chính là hoạt chất Cefixim trihydrat

Công dụng Cefixim là gì?

Cefixim là một kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin, có tác dụng kháng lại sự phát triển và hoạt động gây hại của vi khuẩn trong cơ thể.

Cách dùng thuốc chữa bệnh tổ đỉa Cefixim

Tùy vào từng đối tượng, tình trạng bệnh lý và các điều kiện sức khỏe mà các bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp.

Đối với thuốc dạng viên uống, không được nghiền nát hoặc nhai chúng. Vì điều này sẽ làm cho lượng thuốc mà cơ thể hấp thụ tăng lên quá nhiều, nguy cơ mắc các tác dụng phụ cũng do đó mà tăng theo.

3.Thuốc kháng nấm Griseofulvin chữa bệnh tổ đỉa

Thuốc Griseofulvin: Công dụng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng | Vinmec

Thuốc Griseofulvin thuộc nhóm thuốc đặc trị bệnh tổ đỉa. Thuốc có khả năng ngăn ngừa sự lây lan và ức chế sự phát triển của một số loại nấm da.

Griseofulvin có những thành phần gì?

Thuốc Griseofulvin dược bào chế từ hoạt chất Griseofulvin và lượng thành phần tá dược vừa đủ trong một viên nén, kem bôi da.

Công dụng của thuốc Griseofulvin

Thuốc Griseofulvin có khả năng ức chế các hoạt động và sự phát triển của một số loại nấm da gồm: Epidermophyton floccosum, Trichophyton, Microsporum.

Cách dùng Griseofulvin chữa bệnh tổ đỉa

Thuốc Griseofulvin được sử dụng bằng đường miệng trước mỗi bữa ăn. Người bệnh nên uống trọn một viên thuốc cùng với một cốc nước đầy.

Liều lượng dùng thuốc phụ thuộc vào mức độ phát triển bệnh lý, tình trạng sức khỏe và độ tuổi mắc bệnh.

•        Đối với người lớn: Dùng 1 – 2 viên 250mg x 2 lần/ngày.

•        Đối với trẻ em: Dùng 10mg/kg/ngày chia thành 2 lần sử dụng trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Griseofulvin

Thuốc Griseofulvin chống chỉ định với những trường hợp sau:

•        Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Griseofulvin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc

•        Bệnh nhân bị suy gan, rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Trong thời gian sử dụng thuốc Griseofulvin, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon miệng; phát ban đỏ do mẫn cảm với ánh sáng…

4.Bị bệnh tổ đỉa nên uống thuốc gì? – Thuốc kháng histamine H1

Thuốc kháng histamine H1 được sử dụng trong điều trị các bệnh lý da liễu nhằm giảm ngứa ngáy và cải thiện tổn thương da.

Thuốc hoạt động bằng cách ức chế thành phần trung gian histamine ở thụ thể H1, từ đó ngăn cản quá trình phóng thích histamine vào da và niêm mạc.

Thuốc kháng histamine H1 có độ an toàn tương đối cao nhưng có thể gây buồn ngủ, giảm khả năng tập trung và khô miệng. Vì vậy trong thời gian sử dụng thuốc, nên tránh lái tàu xe, đưa ra quyết định quan trọng và thực hiện các hoạt động đòi hỏi độ tập trung cao.

Một số loại thuốc kháng histamine H1 được sử dụng để giảm ngứa do tổ đỉa, bao gồm:

•        Clorpheniramin

•        Cetirizin

•        Loratadin

5. Penicillin – Thuốc kháng sinh toàn thân trị tổ đỉa

Thuốc kháng sinh Penicillin dùng để làm gì? Lưu ý khi dùng thuốc Penicillin

Thuốc kháng sinh toàn thân Penicillin thường được sử dụng trong trường hợp bệnh tổ đỉa gây bội nhiễm.

Thuốc kháng sinh Penicillin có tác dụng ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, từ đó tiêu diệt chúng. Tùy vào phổ tác dụng của từng kháng sinh mà nó có thể dùng trong điều trị một số nhiễm trùng cụ thể.

Bạn nên dùng thuốc kháng sinh Penicillin như thế nào?

Bạn nên dùng Penicillin chính xác theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nên uống thuốc 30 phút trước khi ăn hoặc 2 giờ sau ăn. Thời gian điều trị thuốc thường khoảng 10 ngày.

Nếu thấy bệnh vẫn không cải thiện, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết.

Lưu ý: Nếu có tiền sử dị ứng với penicillin, nên thông báo với bác sĩ để được thay thế bằng nhóm cephalosporin (Cefixim, Ceftriaxon và Cefuroxim).

Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh nhóm quinolone – đặc biệt là cho trẻ dưới 12 tuổi.

Thuốc kháng sinh Penicillin giá bao nhiêu?

Thuốc kháng sinh Penicillin là thuốc phải được chỉ định bởi bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc từ các nhà thuốc để sử dụng sẽ tạo ra việc kháng thuốc. Từ đó, việc điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn.

Nếu có đơn thuốc của bác sĩ, bạn có thể đến các nhà thuốc mua dễ dàng hơn. Một số gợi ý về giá của một số kháng sinh Penicillin như sau:

•        Augmentin 1g (875 mg amoxicilin và 125 mg acid clavulanic) giá khoảng 293.000 đồng/hộp 14 viên

•        Ampicillin Domesco 500mg giá khoảng 98.000 đồng/hộp 100 viên

•        Opsen (Penicilin V 1.000.000 IU) giá khoảng  1.500 đồng/viên

TỔNG HỢP 12 CÁCH CHỮA BỆNH TỔ ĐỈA TẠI NHÀ THEO DÂN GIAN

Chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian tận dụng những thảo được tự nhiên có sẵn với các tính chất chung như khả năng sát trùng, chống viêm và giảm ngứa. Từ đó ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm lan rộng và phục vụ tối ưu cho quá trình khắc phục bệnh.

Nếu tổn thương da và những triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây ra còn ở mức độ nhẹ thì bạn có thể tham khảo áp dụng một số mẹo chữa dân gian sau đây:

1.Chữa tổ đỉa bằng muối biển

Muối biển và muối ăn loại nào tốt cho sức khỏe? | Dinh dưỡng | PLO

Muối biển có đặc tính sát trùng, chống viêm và giảm ngứa ngáy. Vì vậy bạn có thể ngâm rửa tay chân với nước muối ấm để cải thiện triệu chứng của bệnh đồng thời giảm nguy cơ viêm nhiễm da.

Ngâm chân và tay với nước muối giúp giảm ngứa, viêm và hạn chế nguy cơ bội nhiễm da

Cách thực hiện

•        Đun sôi khoảng 1 ít nước và đổ ra thau

•        Hòa thêm 1 ít nước vào đến khi nhiệt độ ấm vừa phải

•        Cho 2 thìa muối biển vào và khuấy đều

•        Dùng nước ngâm chân và tay trong khoảng 10 – 15 phút

Áp dụng mẹo chữa này 2 lần/ ngày có thể giảm viêm và ngứa ngáy do chàm tổ đỉa gây ra.

2.Dùng lá trầu không giảm ngứa do tổ đỉa

NTO - Khám phá 10 công dụng chữa bệnh của lá trầu không

Lá trầu không có vị cay nồng, tác dụng sát trùng, ức chế nấm và vi khuẩn. Ngoài ra tinh dầu từ thảo dược này còn giảm viêm, chống ngứa và kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn.

Dùng lá trầu không chữa tổ đỉa có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh, hạn chế nguy cơ bội nhiễm và tăng tốc độ hồi phục ở tổn thương da.

Hướng dẫn thực hiện

•        Rửa sạch 1 nắm lá trầu không và vò xát nhẹ

•        Đun sôi khoảng 1.5 lít nước và cho lá trầu không vào

•        Đun khoảng 5 phút rồi tắt bếp và đổ ra thau

•        Thêm nước lạnh vào và ngâm chân/ tay trong khoảng 15 phút

3.Chữa bệnh tổ đỉa với tỏi

Ăn tỏi có ngừa Covid-19? - VnExpress Sức khỏe

Tỏi chứa hoạt chất allicin, có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn mạnh. Vì vậy nhân dân thường dùng tỏi để chữa các bệnh da liễu thường gặp như mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa và chàm tổ đỉa.

Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi giúp ức chế vi nấm và vi khuẩn gây nhiễm trùng

Cách thực hiện

•        Chuẩn bị 1 củ tỏi tươi, đem bóc vỏ và nghiền nát

•        Ép lấy dịch và hòa với 1 ít nước

•        Thoa lên vùng da tổn thương trong khoảng 10 phút

•        Rửa lại với nước ấm

•        Thực hiện mẹo chữa này 2 lần/ ngày.

4.Lá đào chữa bệnh tổ đỉa như thế nào?

Cách Dùng Lá Đào Chữa Bệnh Tổ Đỉa Theo Dân Gian

Lá đào là một loại dược liệu được các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận là có vị đắng, tính bình. Các tác dụng đặc trưng như thanh nhiệt, khử phong thấp và sát khuẩn.

Từ lâu loại nguyên liệu này đã được sử dụng để khắc phục các tổn thương ngoài da do mày đay, rôm sảy hay bệnh tổ đỉa.

Nhờ khả năng chống dị ứng, giảm viêm và kháng khuẩn mà lá đào có thể hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng mà bênh chàm tổ đỉa gây ra. Đồng thời ngăn ngừa bội nhiễm và kích thích quá trình chữa lành tổn thương trên da.

Hướng dẫn thực hiện

•        Chuẩn bị 1 nắm lá đào tươi đem rửa sạch với nước muối loãng.

•        Vò lá đào hơi nát rồi cho vào ấm đun sôi.

•        Đổ ra thau rồi pha thêm với 1 ít nước sạch cho ấm.

•        Dùng nước lá đào để ngâm và rửa vùng da cần điều trị mỗi ngày.

5. Kiểm soát bệnh chàm tổ đỉa với gừng tươi

Củ gừng tươi có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào? | Medlatec

Khi bị bệnh tổ đỉa, bạn cũng có thể tận dụng gừng tươi để giúp làm giảm ngứa và chống viêm ngay tại vùng da tổn thương.

Theo ghi nhận của các tài liệu y học cổ truyền thì gừng tươi có vị cay, tính ấm với các tác dụng nổi bật như giải độc, tán phong hàn, kháng khuẩn và giảm viêm.

Nhiều nghiên cứu y học hiện đại cũng cho biết, dịch ngâm từ gừng tươi có thể ức chế hoạt động của một số loại vi nấm hay vi khuẩn có hại.

Hơn thế nữa, các hoạt chất Gingerol và Zingerone trong gừng còn có khả năng ức chế quá trình sản sinh prostaglandin (thành phần trung gian ở trong các phản ứng viêm). Chính vì thế mà dùng gùng có thể giúp làm giảm viêm đỏ cũng như ngứa ngáy ở các vùng da bị tổ đỉa.

Bạn có thể áp dụng theo cách sau đây

•        Chuẩn bị 2 củ gừng tươi đem cạo vỏ, rửa sạch và thái thành lát.

•        Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi cho gừng vào và để thêm 2 phút nữa.

•        Cho nước gừng ra thau rồi thêm vào 1 ít nước lạnh cho ấm.

•        Sử dụng nước này để ngâm rửa tay chân nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh tổ đỉa.

6. Lá lốt trị bệnh chàm tổ đỉa

Cây lá lốt chữa bệnh gì ? Tổng hợp những tác dụng tốt nhất

Từ lâu, y học cổ truyền đã xem lá lốt là một loại dược liệu chữa bệnh. Nó có vị cay tính ấm với nhiều tác dụng quý như ôn trùng, chỉ thống, trừ hàn.

Kinh nghiệm dân gian cho thấy dùng lá lốt có thể làm giảm một số tình trạng viêm ngứa trên da như nổi mề đay, viêm da cơ địa, vẩy nến hay bệnh chàm tổ đỉa.

Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã ghi nhận trong lá lốt có chứa hàm lượng lớn tinh dầu với tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và tiêu viêm. Sử dụng lá lốt đúng cách có thể cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hay sưng viêm mà bệnh tổ đỉa gây ra.

Thực hiện theo cách đơn giản dưới đây

•        Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi rồi đem ngâm rửa với nước muối loãng.

•        Tiếp đến vò lá lốt rồi đem cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước trong 5 phút.

•        Pha thêm với 1 ít nước lạnh cho ấm rồi dùng để ngâm rửa vùng da cần điều trị.

Ngoài cách này thì bạn cũng có thể dùng lá lốt tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương 10 phút rồi rửa lại với nước sạch. Với giải pháp này thì dược tính của lá lốt có thể dược tận dụng một cách tối ưu, từ đó giúp tổn thương da chóng lành hơn.

7. Chữa bệnh chàm tổ đỉa bằng rau răm

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Theo Đông y thì rau răm có vị cay và tính ấm với nhiều tác dụng tuyệt vời như trừ thấp, tiêu thực, chống viêm, ôn ấm tỳ vị. Nhờ có khả năng kháng viêm tốt mà từ lâu đời, rau răm đã được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da, tổ đỉa là một trong số đó.

Nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã tìm thấy nhiều loại tinh dầu có trong rau răm như Dodecanal, Decanal, α-humulene, β-caryophyllene, Decanol…

Các loại tinh dầu này đều có công dụng tốt trong việc làm dịu da. Đồng thời có khả năng ức chế các phản ứng viêm, cũng như cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra.

Có thể áp dụng theo hướng dẫn sau

•        Chuẩn bị 1 nắm rau răm đem rửa thật sạch với nước muối loãng.

•        Giã nát nguyên liệu này ròi đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị.

•        Để nguyên trong khoảng 20 – 30 phút rồi dùng nước rửa sạch.

•        Mỗi ngày có thể áp dụng từ 1 – 2 lần tùy thuộc vào mức độ bệnh.

8.Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian bằng lá khế

công dụng của lá khế

Lá khế được coi là vị thuốc dân gian xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Lá khế hỗ trợ kháng khuẩn, sát khuẩn tốt tại các vùng da viêm nhiễm, tổn thương. Loại lá này còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, đau nhức do tổ đỉa gây ra.

Cách áp dụng

•        Chuẩn bị một nắm lá khế tươi, đem rửa sạch và vò nát

•        Đem nấu lá khế với khoảng 1,5 – 2 lít nước cho đến khi nước sôi trong 5 phút.

•        Để nước lá khế ấm hoặc nguội, sau đó đổ ra thau chậu.

•        Ngâm chân tay với nước lá khế để hoạt chất của lá khế tác động vào da

•        Trong quá trình thực hiện, có thể dùng lá khế chà xát nhẹ lên da để giảm nhanh triệu chứng.

9.Chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc dân gian củ ráy

Củ ráy có tác dụng chữa bệnh gì? | Vinmec

Củ ráy chứa một lượng lớn hoạt chất Flavonoid. Chất này vừa có khả năng chống oxy hóa, vừa có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, làm chậm quá trình viêm nhiễm của da.

Ngoài ra, Flavonoid trong củ ráy còn thúc đẩy quá trình hồi phục của vùng da bị tổn thương. Làm cho chúng mau lành hơn, giảm bớt những cơn ngứa ngáy, khó chịu do tổ đỉa gây nên.

Cách thực hiện

•        Lấy củ ráy rửa thật sạch và gọt bỏ vỏ.

•        Cắt thành từng miếng mỏng rồi đem giã thật nát.

•        Đun sôi một chút nước rồi cho củ ráy vào. Tiếp tục đun sôi thêm 0 phút nữa để tinh chất trong củ ráy tan ra trong nước.

•        Đợi nhiệt độ của nước củ ráy giảm bớt thì cho tay, chân vào ngâm rửa nhẹ nhàng.

10.Mẹo dân gian chữa bệnh tổ đỉa bằng chanh tươi

Lợi ích bất ngờ từ trái chanh - PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ EXSON

Chanh tươi cũng là một nguyên liệu được sử dụng chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả. Nguyên liệu thiên nhiên này giúp giảm ngứa ngáy, kháng khuẩn tốt, ngăn viêm nhiễm lan rộng.

Chanh tươi còn ngăn ngừa mồ hôi tiết nhiều gây kích ứng thêm vùng da bệnh, tăng ngứa và nhiễm trùng.

Cách áp dụng

•        Làm sạch vùng da tổn thương

•        Lấy một quả chanh, đem rửa sạch

•        Vắt ½ quả hoà với một ít nước ấm

•        Dùng hỗn hợp này thoa lên da, để trong khoảng 8-10 phút và rửa lại với nước sạch

Lưu ý: Chanh có chứa axit nên sẽ gây cảm giác xót, đau rát. Vì vậy, người bệnh lưu ý không bôi lên vùng da bị lở loét.

11.Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian bằng cây vòi voi

Bài thuốc chữa bệnh từ cây vòi voi | Báo Dân tộc và Phát triển

Vòi voi là cây dược liệu được sử dụng làm thuốc chữa bệnh qua nhiều đời. Nguyên liệu này có tính the, vị đắng nhẹ, tác dụng giảm đau, kháng viêm. Những người bị bệnh ngoài da hoặc bị nhiễm trùng da, dị ứng da thường sử dụng vòi voi để điều trị các triệu chứng.

Cách áp dụng

•        Chuẩn bị lá, thân cây vòi voi từ cây tốt, không sâu bệnh. Đem rửa sạch và cắt thành khúc nhỏ.

•        Để ráo nước, sa vàng trên chảo và bỏ thêm vài giọt giấm. Tắt bếp và đem ra sử dụng

•        Cho vòi voi vào một chiếc khăn sạch, đem chườm lên vùng da cần điều trị. Duy trì chườm đến khi hỗn hợp nguội, có thể bỏ ra sao lại và chườm thêm 1 lần nữa.

•        Áp dụng đều đặn 2 lần mỗi ngày

12. Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng dây đau xương

Dây đau xương: Vị thuốc quý trị đau xương khớp - YouMed

Dây đau xương là nguyên liệu dân gian thường được áp dụng chữa bệnh ngoài da như tổ đỉa. Vị thuốc này giúp cải thiện tốt các triệu chứng ngứa ngáy, lở loét trên da.

Sử dụng dây đau xương chữa bệnh trong 1 thời gian dài sẽ giúp da lành lại, không còn cảm giác ngứa ngáy.

Cách áp dụng

•        Chuẩn bị dây đau xương, đem rửa sạch, phơi khô và sao vàng trên chảo nhỏ lửa

•        Đem một lượng nhỏ dây đau xương nấu sôi cùng 1 lít nước

•        Để nước bớt nóng và chia thành nhiều lần uống trong ngày

•        Duy trì đều đặn đến khi các triệu chứng thuyên giảm hẳn.

Lưu ý khi dùng mẹo dân gian chữa bệnh tổ đỉa

Cách chữa bệnh tổ đỉa theo phương pháp dân gian được đánh giá là lành tính, an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận rằng, một số người bệnh vẫn gặp phải các vấn đề ngoại ý khi dùng. Có thể là tình trạng dị ứng, mẫn cảm hay nhiễm trùng, và thường là do thực hiện không đúng cách.

Khi áp dụng các cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian, bạn cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

•        Phương pháp dân gian chủ yếu là tận dụng các loại thảo dược tự nhiên nên thường có tác dụng chậm. Chính vì thế mà người bệnh cần chú ý thực hiện đều đặn và kiên trì để có thể cảm nhận rõ hơn hiệu quả.

•        Chỉ áp dụng cách chữa bệnh tổ đỉa theo các giải pháp dân gian trong trường hợp vùng da tổn thương chưa xuất hiện bội nhiễm. Khi đã có bội nhiễm thì nhất thiết phải thăm khám để dùng kháng sinh và thuốc theo chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.

•        Trong suốt thời gian điều trị cần phải giữ vệ sinh da, đồng thời giữ cho vùng da tổn thương được thông thoáng để hạn chế nguy cơ ngứa ngáy dữ dội hay viêm nhiễm lan rộng.

•        Tổ đỉa chính là một bệnh lý mãn tính rất dễ tái phát. Vì thế nên kết hợp việc dùng mẹo dân gian với sử dụng thuốc, quang trị liệu cũng như chăm sóc và dự phòng ngay tại nhà.

•        Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá hay ăn các loại thực phẩm cay nóng, có chứa quá nhiều dầu mỡ. Cùng với đó nên tránh tiếp xúc với xà phòng, hóa chất và các loại dung dịch tẩy rửa.

•        Người bệnh cũng cần chú ý uống nhiều nước, nghỉ ngơi, kết hợp ăn uống khoa học, điều độ để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị.

•        Sử dụng các mẹo dân gian chữa bệnh tổ đỉa có ưu điểm rất lớn là độ an toàn cao, tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện.

Lưu ý: Bài thuốc dân gian chữa tổ đỉa chỉ là phương án hỗ trợ khắc phục triệu chứng. Chính vì thế, bạn không nên bỏ qua vấn đề thăm khám và kết hợp điều trị theo hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa da liễu.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH TỔ ĐỈA HIỆU QUẢ

Ngoài các phương pháp điều trị, bệnh nhân tổ đỉa nên áp dụng đồng thời với các biện pháp chăm sóc nhằm thúc đẩy thời gian hồi phục, rút ngắn quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.

Nên giữ vệ sinh cơ thể nhằm hỗ trợ quá trình điều trị và giảm nguy cơ bệnh bùng phát

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa chàm tổ đỉa tái phát, bao gồm:

•        Tránh chà xát và gãi lên vùng da tổn thương. Để giảm ngứa, bạn có thể chườm lạnh, ngâm nước muối ấm hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

•        Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, xăng dầu,… Nếu phải tiếp xúc, nên sử dụng găng tay cao su và ủng để giảm tác hại lên làn da.

•        Tránh ăn các loại thực phẩm gây dị ứng như hải sản, gia vị cay nóng và thức ăn nhanh. Bên cạnh đó nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng và hỗ trợ đẩy lùi bệnh.

•        Nên vệ sinh da đều đặn và giữ vùng da bị bệnh thông thoáng. Vệ sinh kém có thể khiến da đổ nhiều mồ hôi, gây ngứa ngáy, bí bách và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

•        Vào thời điểm bệnh dễ bùng phát (mùa xuân – hè), nên chăm sóc da đúng cách và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng.

Bài viết trên đây vừa giới thiệu đến bạn 10+ thuốc chữa bệnh tổ đỉa an toàn, hiệu quả, tốt nhất. Bao gồm thuốc dạng bôi, thuốc dạng uống và bài thuốc dân gian. Cùng với đó là cách phòng tránh bệnh khoa học.

Hy vọng, những thông tin mà bài viết chia sẻ sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa bệnh bùng phát mạnh.