Đại dịch Covid-19 đang bùng phát và diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Các loại vắc xin Covid-19  lần lượt ra đời nhằm ngăn chặn và phòng tránh sự phát triển của virus SARS-CoV-2. Bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng chấm điểm top 10 vắc xin Covid-19 tốt nhất hiện nay.

Mỗi mũi vắc xin được tiêm dù nhỏ cũng góp phần giúp bạn nâng cao khả năng miễn dịch. Từ đó, giảm nguy cơ lây nhiễm và biến chứng. Do đó, hãy chủ động tiêm vắc xin Covid-19 càng sớm càng tốt.

VACCIN COVID – 19 LÀ GÌ?

Vaccine (hay Vắc xin) Covid-19 là vắc xin nhằm ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra do Covid-19; bằng cách giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus Sars-Cov-2.

Trước khi được tiêm cho người dân, các loại vắc xin phòng Covid-19 phải trải qua những đợt thử nghiệm lâm sàng gắt gao. Được Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt cho sử dụng khẩn cấp, được các chuyên gia y tế và sức khỏe cộng đồng trên toàn quốc khuyến nghị sử dụng.

Vì vậy, tất cả các loại vắc xin phòng Covid-19 đều đã được kiểm chứng hiệu quả và tính an toàn.

CÓ NÊN TIÊM VACCINE COVID -19 KHÔNG?

Giải đáp thắc mắc: “ Có nên tiêm vaccine Covid-19 không?”, các chuyên gia khẳng định tiêm vaccine là điều cần thiết và cấp bách.

Hơn một nửa dân số trên thế giới phải sống trong giãn cách xã hội do Covid-19 là một điều chưa từng có trong tiền lệ. Covid-19 đã và đang gây ra cái chết cho hơn 2 triệu người, đe dọa sức khỏe, cuộc sống, hạnh phúc của hàng tỷ người.

Hành trình đưa thành công vaccine Covid-19 mới nhất về Việt Nam là kết quả mang tính “cột mốc”. Giúp người Việt Nam có quyền được tiếp cận và tiêm vacxin Covid cùng thời điểm với nhiều cường quốc khác trên toàn cầu.

LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI TIÊM VẮC XIN COVID -19

Lý do khiến hàng triệu liều vắc xin Covid-19 có nguy cơ hết hạn - VietNamNet

Những lưu ý trước, trong và sau khi tiêm vacxin Covid 19, bạn cần phải chuẩn bị sẵn

Trước khi tiêm chủng vacxin Covid 19

Bạn cần lưu ý chuẩn bị 5 điều sau trước khi tiêm vắc xin covid 19:

•        Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như: chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm các vắc xin khác, sổ khám bệnh, đơn thuốc,… sử dụng trong thời gian gần đây.

•        Trong ngày đến tiêm chủng, khai báo y tế trước khi đến trung tâm, chuẩn bị khẩu trang, tuân thủ thông điệp 5K, ăn uống đầy đủ.

•        Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh và khai báo thông tin cần thiết.

Trong khi tiêm chủng vacxin Covid 19

Chủ động thông báo cho cán bộ y tế những thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân trong quá trình tiêm vắc xin. Cụ thể như:

•        Tình trạng sức khỏe hiện tại;

•        Các bệnh mạn tính đang được điều trị;

•        Các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây.

•        Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào.

•        Nếu lần tiêm thứ 2, bạn nên thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau lần tiêm vắc xin trước.

•        Tình trạng nhiễm vi rút hoặc mắc Covid-19 (nếu có)

•        Các loại vắc xin được tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua.

•        Tình trạng mang thai hoặc nuôi con bú (nếu đối tượng là nữ và trong độ tuổi sinh đẻ)?

  • Nên chủ động tìm hiểu và đưa ra câu hỏi với cán bộ y tế:

+ Thông tin liên quan đến vắc xin phòng Covid-19 sắp được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo;

+Các phản ứng sau tiêm có thể xuất hiện và cách xử trí;

+Cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp cần thiết.

Những lưu ý quan trọng sau khi tiêm vắc xin

Tại Quyết định 3588/QĐ-BYT Bộ Y tế đưa ra những lưu ý quan trọng đối với người sau khi tiêm vắc xin, cụ thể:

•        Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

•        Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng.

•        Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

•        Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

•        Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

+ Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

+ Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

TOP 10 VACCIN COVID – 19 PHỔ BIẾN HIỆN NAY?

Cuộc đua chế tạo vắc xin Covid-19 đang nóng hơn bao giờ hết với sự tham gia của các tổ chức và chính phủ giàu nhất hành tinh. Để sớm chấm dứt đại dịch, các chính phủ, quỹ đầu tư, quỹ từ thiện, công ty dược phẩm… đang đổ hàng tỷ đô la vào các dự án nghiên cứu vắc xin.

Có hơn 100 loại vaccine Covid-19 của hơn 40 quốc gia đang trong giai đoạn sản xuất và thử nghiệm. Nổi bật nhất phải kể đến top 10 vắc xin mà chúng tôi liệt kê dưới đây.

1. AstraZeneca (Anh) – Vaccine Covid-19 được sử dụng nhiều nhất Việt Nam

Vaccine AstraZeneca có hiệu lực như thế nào?

AstraZeneca của trường đại học Oxford Vương quốc Anh là Vaccine Covid-19 đầu tiên được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép nhập khẩu tháng 3/2021. Nhanh chóng giải quyết những nhu cầu cấp bách trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của cả nước.

Vaccine COVID-19 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp tại 181  quốc gia.Tổng số vaccine đã sử dụng khoảng 980 triệu liều.

Cơ chế kích hoạt miễn dịch

Vaccine AstraZeneca là một loại virus đã biến đổi, thông báo cho cơ thể cách tạo ra một phần của virus nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Các thành phần có trong vaccine Covid-19 AstraZeneca

Thành phần vắc xin COVID-19 của AstraZeneca bao gồm một hoạt chất và các tá dược, cho phép vắc xin được sử dụng dưới dạng tiêm. Vắc xin không sử dụng chất bảo quản và các thành phần tá dược có vai trò giữ ổn định vắc xin (ngăn không cho Vắc xin bị biến đổi).

Tá dược trong vắc xin COVID-19 của AstraZeneca gồm:

•        L-Histidine;

•        L-Histidine hydrochloride monohydrate (cả hai axit amin);

•        Magie clorua hexahydrat (hỗ trợ các hoạt động bên trong tế bào);

•        Polysorbate 80 (một chất ổn định);

•        Ethanol (rượu);

•        Sucrose (đường);

•        Natri clorua (muối);

•        Isodium edetate dihydrate (EDTA, một chất liên kết);

•        Nước để tiêm.

Cần tiêm bao nhiêu liều AstraZeneca?

Với các biến chủng virus SARS-CoV-2 nguy hiểm hiện nay, việc tiêm đầy đủ cả hai liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca là rất cần thiết để tránh virus xâm nhập vào cơ thể.

Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, cần hoàn thành 2 mũi vắc xin để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất:

•        Mũi 1: Hiệu quả bảo vệ đạt được là 76%. Đồng thời, vắc xin Astrazeneca còn làm giảm 48,7% nguy cơ mắc bệnh có triệu chứng đối với biến chủng Alpha và 30% đối với biến chủng Delta.

•        Mũi 2: Sau mũi đầu tiên từ 8 – 12 tuần. Sau khi hoàn thành tiêm mũi thứ 2, cơ thể chúng ta sẽ đạt hiệu quả bảo vệ là 82%.

Bên cạnh đó, nguy cơ mắc phải COVID-19 có triệu chứng đối với biến thể Alpha giảm đi 74,5% và 67% đối với biến thể Delta. Chỉ định/ Chống chỉ định khi tiêm AstraZeneca?

Độ tuổi tiêm chủng AstraZeneca

•        Loại vắc xin AstraZeneca được chỉ định sử dụng với những người trên 18 tuổi.

•        Tuy nhiên, độ tuổi quy định cũng có thể khác nhau ở một số quốc gia.

Chống chỉ định khi  sử dụng AstraZeneca

AstraZeneca cần thận trọng tiêm chủng với các đối tượng, như:

•        Có thai

•        Cho con bú

•        Sốt

•        Có cục máu đông lớn với tiểu cầu thấp sau tiêm bất kỳ loại vaccine Covid-19 nào

•        Người đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản ứng phản vệ) sau khi tiêm vắc xin nào đó trước đây.

•        Hệ miễn dịch suy yếu (suy giảm miễn dịch) hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch (như corticosteroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ung thư).

•        Hiện đang bị nhiễm trùng nặng với thân nhiệt cao (trên 38°C/ 100.4°F).

•        Có vấn đề về xuất huyết/chảy máu hoặc bầm tím, hoặc nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu).

Vaccine Covid-19 AstraZeneca có gây phản ứng phụ không?

Sau khi tiêm Vaccine Covid-19 AstraZeneca, cơ thể bạn có thể gặp một số phản ứng sau:

Phản ứng tại vị trí tiêm

• Đau

• Nóng

• Mẩn đỏ

• Ngứa

• Sưng tấy

• Nổi cục

Phản ứng cơ thể

• Đau đầu

• Mệt mỏi

• Đau cơ hoặc đau khớp

• Ớn lạnh

• Các triệu chứng giống như cúm

• Buồn nôn

• Tiêu chảy

Trường hợp cần đến sự chăm sóc y tế

Sau ngày tiêm thứ 4, bạn gặp các triệu chứng sau hãy liên hệ bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.

• Nhức đầu dữ dội, hoặc tệ hơn khi nằm xuống hoặc cúi người về phía trước

• Nhức đầu với mắt mờ, lú lẫn, khó nói, suy nhược, buồn ngủ hoặc phù

• Phát ban trông giống như vết bầm tím nhỏ hoặc xuất huyết dưới da

• Khó thở, đau ngực, phù chân hoặc đau bụng dai dẳng.

Đánh giá hiệu quả của vaccine Covid-19 AstraZeneca

•        Hiệu quả thử nghiệm ban đầu về khả năng chống lại Covid-19 là 76%. Đạt được sau 15 ngày tiêm liều thứ hai.

•        Khả năng bảo vệ sau tiêm là 15 ngày sau mũi thứ 2. Khoảng 22 ngày sau lần tiêm đầu tiên.

AstraZeneca và khả năng chống lại các biến thể

Nghiên cứu cho thấy, AstraZeneca có khả năng chống lại những biến thể sau

+Alpha, B.1.1.7:

•        Hiệu quả 66% chống lại Covid-19 , theo nghiên cứu của Anh

+Beta, B.1.351:

•        Kém hiệu quả hơn đối với bệnh nhẹ ở người trẻ, khỏe mạnh.

•        Hiệu quả 75% chống lại Covid-19 ở các mức độ nghiêm trọng khác nhau, theo nghiên cứu của Qatar

+Gamma, P.1:

•        Chưa có nghiên cứu

+Delta, B.1.617.2:

•        Hiệu quả 60% chống lại Covid-19 có triệu chứng, theo nghiên cứu Anh.

•        Hiệu quả 97% chống lại Covid-19, theo nghiên cứu của Ấn Độ.

Hướng dẫn bảo quản AstraZeneca

Thời gian lưu trữ AstraZeneca là 6 tháng, ở nhiệt độ tủ lạnh bình thường.

2. Vaccine Covid-19 Moderna (Vaccine Spikevax)

Vắc-xin phòng Covid-19 Moderna: Những điều cần biết | Vinmec

Moderna là loại vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp tại 63 quốc gia với khoảng 340 triệu liều.

Tại Việt Nam, vắc xin Moderna đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng. Tính đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 5.000.100 liều  vaccine Moderna do Chính phủ Mỹ viện trợ thông qua COVAX Facility và đang triển khai tiêm chủng.

Cơ chế kích hoạt miễn dịch của Moderna

Moderna hoạt động theo cơ chế mã di truyền dạy hệ thống miễn dịch cách tạo ra một phần của virus nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Vaccine Covid-19 Moderna cần tiêm bao nhiêu mũi?

Liều lượng tiêm Vaccine Covid-19 Moderna là 2 liều và mỗi liều 5ml. Mũi 1 cách mũi 2 khoảng 28 ngày.

Độ tuổi tiêm chủng Moderna

Vắc xin Moderna phù hợp với người trên 18 tuổi.

Nên nói chuyện với bác sỹ nếu bạn thuộc các trường hợp sau:

•        Có thai

•        Cho con bú

•        Vấn đề bất thường về sức khỏe

•        Đang dùng thuốc, đặc biệt nếu liên quan đến vấn đề về máu hoặc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

•        Tiền sử dị ứng hoặc dị ứng nghiêm trọng

•        Sốt

Vắc xin covid – 19 Moderna có gây phản ứng phụ không?

Một số phản ứng phụ bạn có thể sẽ gặp phải sau khi tiêm Vắc xin Moderna là:

Phản ứng tại vị trí tiêm

•        Đau

•        Sưng tấy

•        Hơi đỏ

Phản ứng cơ thể

• Ớn lạnh

• Đau đầu

• Mệt mỏi

• Buồn nôn

• Đau cơ

• Sốt

Cần sự chăm sóc y tế nếu các triệu chứng dai dẳng

Cách bảo quản vắc xin Moderna

Vắc xin Moderna có ưu điểm là không cần bảo quản ở nhiệt độ cực thấp như những loại khác. Cho nên, quá trình vận chuyển cũng như phân phối sẽ dễ dàng hơn.

Thời gian lưu trữ 7 tháng ở nhiệt độ tủ đông tiêu chuẩn. 30 Ngày trong tủ lạnh bình thường. 12 Giờ ở nhiệt độ phòng.

Đánh giá hiệu quả Vaccine Covid-19 Moderna

Cơ chế miễn dịch sẽ bắt đầu hoạt động sau 14 ngày ngay mũi tiêm đầu tiên và đạt hiệu quả là 51,8%.

Sau mũi thứ 2, hiệu quả phòng bệnh sẽ tăng lên 94,1% và có thể ngăn ngừa được những trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 nghiêm trọng.

Khả năng chống lại các biến thể như sau:

+Alpha, B.1.1.7:  Hiệu quả 92%, theo nghiên cứu của Canada. Hiệu quả 100% chống lại Alpha, theo nghiên cứu của Qatar đối với người trong độ tuổi lao động.

+Beta, B.1.351: Hiệu quả 96% với Beta, theo nghiên cứu của Qatar đối với người trong độ tuổi lao động.

+Gamma, P.1:Chưa có nghiên cứu

+Delta, B.1.617.2: Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm bước đầu cho thấy có khả năng hoạt động đối với Delta.

3. Vaccine Pfizer – BioNTech (Mỹ + Đức)

Khẩn trương đàm phán mua 31 triệu liều vắc xin của Pfizer

Pfizer được đồng nghiên cứu bởi Tập đoàn dược phẩm Pfizer tại Mỹ và Công ty công nghệ sinh học BioNTech ở nước Đức.

Vaccine của Pfizer BioNTech đã được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp.

Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 97 quốc gia với khoảng 850 triệu liều đã được sử dụng.

Loại Vaccine này đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 746.460 liều vaccine Pfizer và đang triển khai tiêm chủng.

Cơ chế kích hoạt miễn dịch của Pfizer-BioNTech

Pfizer-BioNTech hoạt động theo cơ chế mã di truyền dạy hệ thống miễn dịch cách tạo ra một phần của virus nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Đối tượng sử dụng Vaccine Pfizer – BioNTech là ai?

Vắc xin Pfizer được chỉ định tiêm cho những người trên 16 tuổi. Tuy nhiên tại một số quốc gia, độ tuổi sử dụng là trên 12 tuổi.

Nên nói chuyện với bác sỹ nếu bạn thuộc các trường hợp sau:

•Có thai

• Cho con bú

• Vấn đề bất thường về sức khỏe

• Đang dùng thuốc, đặc biệt nếu liên quan đến vấn đề về máu hoặc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

• Tiền sử dị ứng hoặc dị ứng nghiêm trọng

• Sốt

Cần tiêm bao nhiêu liều Pfizer?

Vắc xin Pfizer cần tiến hành tiêm 2 mũi để mang đến hiệu quả  tốt nhất.

•        Mũi 1: Hiệu quả bảo vệ sau tiêm sẽ đạt 52%. Đồng thời, vắc xin này còn có thể làm giảm 47,5% nguy cơ mắc COVID-19 có biến chứng đối với biến chủng virus Alpha và giảm 35,6% đối với biến chủng virus Delta.

•        Mũi 2: Mũi 2 cách mũi 1 là 3 tuần. Sau khi hoàn thành mũi 2, hiệu quả phòng bệnh sẽ đạt đến 95%, giảm 93,7% nguy cơ mắc bệnh có triệu chứng đối với biến chủng Alpha và giảm 88% đối với biến chủng Delta.

Tác dụng phụ của Vaccine Pfizer – BioNTech

Trong quá trình sử dụng Vaccine Pfizer – BioNTech, các bạn có thể gặp tác dụng phụ sau:

Phản ứng tại vị trí tiêm

•        Đau

•        Sưng tấy

•        Hơi đỏ

Phản ứng cơ thể

• Ớn lạnh

• Đau đầu

• Mệt mỏi

• Đau cơ

• Buồn nôn

Cần sự chăm sóc y tế nếu

• Sốt cao kéo dài hơn 3 ngày

• Các triệu chứng dai dẳng khác

Đánh giá hiệu quả vắc xin Pfizer

Hiệu quả thử nghiệm ban đầu về khả năng chống lại Covid-19 của vắc xin Pfizer là 95%, đạt được sau 28 ngày tiêm liều thứ hai. (94% trong nghiên cứu của Israel)(90% trong nghiên cứu của Anh)

Khả năng bảo vệ sau tiêm 7 ngày sau mũi thứ 2; khoảng 12 ngày sau liều đầu tiên.

Khả năng chống lại các biến thể của vắc xin Pfizer

Qua nghiên cứu, vắc xin Pfizer có hiệu quả chống lại các biến thể như sau:

+Alpha, B.1.1.7

• Hiệu quả 94% chống lại Covid-19 có triệu chứng, theo nghiên cứu của Israel

• Hiệu quả 93% chống lại Covid-19 có triệu chứng, theo nghiên cứu của Anh

• Hiệu quả 89% chống lại Covid-19 có triệu chứng, theo nghiên cứu của Canada

+Beta, B.1.351

• Hiệu quả 75% trong ngăn chặn Covid-19 ở các mức độ nghiêm trọng khác nhau, theo nghiên cứu của Qatar

• Hiệu quả 84% chống lại Covid-19 có triệu chứng, theo nghiên cứu của Canada

+Gamma, P.1

• Hiệu quả 84% chống lại Covid-19 có triệu chứng, nghiên cứu của Canada

+Delta, B.1.617

• Hiệu quả 88% chống lại Covid-19 có triệu chứng, theo nghiên cứu của Anh

• Hiệu quả 87% chống lại Covid-19 có triệu chứng, theo nghiên cứu của Canada

Thời gian lưu trữ vắc xin Pfizer

Vắc xin Pfizer có thể lưu trữ trong khoảng thời gian sau:

• 6 tháng ở nhiệt độ tủ đông cực lạnh

• 30 ngày ở nhiệt độ tủ lạnh bình thường

• 2 giờ ở nhiệt độ phòng

4. Vaccine Sputnik V  ( tên khác là Gam-COVID-Vac )

Việt Nam phê duyệt vaccine phòng Covid-19 Sputnik V của Nga - Báo Nhân Dân

Vaccine Sputnik V  do Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 49 quốc gia với tổng số vaccine đã sử dụng khoảng 85 triệu liều.

Tại Việt Nam, vaccine Sputnik V đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19.

Giữa tháng 3/2021, Việt Nam tiếp nhận 2.000 liều vaccine Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga viện trợ và sử dụng cho gần 900 người. Ngày 1/8, Việt Nam nhận thêm 10 nghìn liều vaccine Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga tặng.

Cách hoạt động của Vaccine Sputnik V

Vaccine Sputnik V được phát triển dựa trên công nghệ vector adenovirus. là một trong những loại vector được sử dụng nhiều nhất trong công nghệ gen.

Đây cũng là công nghệ được Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya nghiên cứu từ năm 1953.

Đối tượng sử dụng Vaccine Sputnik V

Nhóm tuổi từ 18 đến 60 tuổi là độ tuổi giới hạn được ưu tiên thử nghiệm lâm sàng với vaccine Sputnik V.

Những đối tượng không thuộc nhóm được thử nghiệm tiêm vaccine gồm những người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người có vấn đề hô hấp trong vòng 2 tuần.

Vaccine Sputnik V cần tiêm bao nhiêu liều?

Thực chất, Sputnik V của Nga là 2 loại vaccine khác nhau và tiêm cách nhau 21 ngày.

•        Liều thứ nhất, sử dụng vector là virus rAd26 (giống với loại đang được sử dụng trong vaccine của Jonhson & Jonhson và trường Y Harvard).

•        Liều thứ hai, sử dụng vector rAd5 (cùng loại đang được sử dụng trong vaccine của CanSino Biology của Trung Quốc).

Tác dụng phụ của vắc xin Covid -19 Sputnik V

Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy, vaccine Sputnik V an toàn và dung nạp tốt vào cơ thể. Các tác dụng ngoại ý thường gặp nhất gồm:

•        Đau tại chỗ tiêm (58%).

•        Tăng thân nhiệt nhẹ (50%).

•        Nhức đầu (42%).

•        Suy nhược (28%).

•        Đau cơ khớp (24%)

•        Không phát hiện thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng khác.

Đánh giá mức độ hiệu quả của vắc xin Covid -19 Sputnik V

•        Quỹ đầu tư trực tiếp (RDIF) của Nga cho biết vaccine Sputnik V đạt hiệu quả lên đến 91,6% trong phòng chống virus SARS-CoV-2. Là một trong ba vaccine COVID-19 trên thế giới đạt hiệu quả trên 90%.

•        Vaccine Sputnik V tạo ra kháng thể mạnh mẽ và đáp ứng miễn dịch tế bào. Hiện chưa có một tình nguyện viên nào tham gia thử nghiệm bị nhiễm Covid-19 sau khi tiêm vắc xin.

•        Hiệu quả của thuốc trên mọi nhóm tuổi là ngang nhau. Cụ thể, nhóm trên 60 tuổi trong thử nghiệm (người thử nghiệm lớn tuổi nhất là 87 tuổi) về cơ bản có cùng hiệu quả (91,8%) như ở mọi lứa tuổi. Tình nguyện viên nhỏ tuổi nhất là 18 tuổi.

5. Vaccine Sinopharm của Trung Quốc

WHO đưa ra hướng dẫn khi tiêm vắc xin Sinopharm - VietNamNet

Một trong những loại vắc xin covid -19 được sử dụng phổ biến hiện nay là Vaccine Sinopharm. Đây là loại vắc xin chống covid -19 đầu tiên của Trung Quốc được WHO phê duyệt khẩn cấp..

Sản phẩm này đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp.

Tại Việt Nam, Sinopharm đã được Bộ Y tế phê duyệt.Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm. Tiếp đó là Thành phố Hồ chí Minh.

Cần tiêm bao nhiêu mũi Vaccine covid -19 Sinopharm là đủ?

Cũng giống những loại vắc xin chống covid -19 khác, Sinopharm cần tiêm đủ 2 mũi để đạt hiệu quả tốt nhất. Khoảng cách tiêm giữa 2 mũi của loại vắc xin này là 3 – 4 tuần.

Đánh giá ưu điểm của Sinopharm

•        Công nghệ điều chế vắc xin SinoPharm giống với vắc xin tiêm chủng bại liệt. Đó là sử dụng virus bất hoạt với mục đích kích hoạt hệ thống miễn dịch.

•        Kết quả sau khi tiêm 200 triệu liều Sinopharm trên toàn thế giới là khả năng phòng ngừa các ca nhiễm bệnh có triệu bệnh có triệu chứng là 78,1% đối với những trường hợp có triệu chứng và 73,5% đối với không có triệu chứng.

•        Tuy nhiên, hoạt tính chống virus biến chủng Nam Phi có kết quả yếu hơn so với chủng virus  ban đầu.

Bảo quản vắc xin SinoPharm bằng cách nào?

Vắc xin ngừa covid -19 SinoPharm nên được vận chuyển và bảo quản ở 36- 46oF (2.2-7.7 oC).

6. Sinovac – Vắc xin ngừa covid – 19 thứ 2 của Trung Quốc

Sinovac nghiên cứu vaccine mới chống biến thể Delta ở nước ngoài | Tin tức  mới nhất 24h - Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vn

Sau SinoPharm thì Sinovac chính là loại vắc xin ngừa covid – 19 thứ 2 do Trung Quốc sản xuất được WHO cấp phép sử dụng.

Nếu tính tổng số liều SinoPharm đã được tiêm tại Trung Quốc và thế giới thì đây chính là loại vắc xin được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Cơ chế hoạt động của Vắc xin ngừa covid – 19 Sinovac

Sinovac là vaccine virus bất hoạt. Đây là công nghệ truyền thống, vaccine được bào chế từ các hạt virus được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Sau đó chúng sẽ bị bất hoạt bằng nhiệt hoặc hoá chất để không thể lây nhiễm COVID-19 cho người tiêm.

Tuy virus bị bất hoạt, nhưng kháng nguyên của chúng vẫn tồn tại, nên khi tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tạo ra phản ứng chống lại.

Đối tượng sử dụng Vắc xin Sinovac

Kết quả cho thấy, vaccine có tính an toàn và hiệu quả trong việc tăng khả năng miễn dịch đối với người dân ở mọi lứa tuổi.

Sinovac có gây tác dụng phụ không?

Các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm hầu hết các loại vaccine COVID-19 khác, chẳng hạn như sốt và mệt mỏi, được ghi nhận là không phổ biến sau khi tiêm vaccine Sinovac.

Cách bảo quản Vắc xin Sinovac

Vaccine Sinovac được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C; với thời hạn sử dụng 2 năm.

Điều kiện bảo quản và vận chuyển dễ dàng của vaccine này giúp giảm chi phí vận chuyển và lưu kho, tăng khả năng tiếp cận của vaccine trên toàn thế giới.

Đánh giá mức độ hiệu quả của Vắc xin Sinovac

Vắc xin ngừa covid – 19 Sinovac được điều chế bằng virus bất hoạt.

  • Qua các thử nghiệm lâm sáng, hiệu quả của Sinovac trong việc ngăn ngừa nhiễm virus có triệu chứng là 51% ở Brazil, 67% ở Chile, 65% ở Indonesia và 84% ở Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Hiệu quả của Sinopharm trong việc ngăn ngừa nhiễm virus có triệu chứng là trung bình 78% ở Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain, Ai Cập và Jordan.
  • Chính phủ Uruguay cho biết chiến dịch tiêm chủng vaccine CoronaVac của Sinovac đã giúp nước này giảm được 95% số ca tử vong, giảm 92% số ca bệnh nặng và giảm 60% ca mắc COVID-19 có triệu chứng.

7.COVID-19  Vaccine Johnson & Johnson (Tên gọi khác Janssen)

Bộ Y tế phê duyệt vắc xin phòng COVID-19 của Johnson Johnson

Vaccine Johnson & Johnson được kết hợp sản xuất bởi 2 công ty lớn là Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan). Loại vaccine này đã được sử dụng tại 56 quốc gia với khoảng 60 triệu liều đã sử dụng.

Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt sử dụng Vaccine Johnson & Johnson phòng, chống dịch COVID-19.

Cơ chế kích hoạt miễn dịch

Vaccine Johnson & Johnson là một loại virus đã biến đổi, thông báo cho cơ thể cách tạo ra một phần của virus nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Liều lượng tiêm vắc xin

Điểm khác biệt lớn nhất của Vắc xin  covid – 19 Johnson & Johnson là bạn chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất. Không cần phải tiêm mũi 2 như những loại vắc xin khác cùng công dụng.

Độ tuổi tiêm chủng Johnson & Johnson

Vắc xin  covid – 19 Johnson & Johnson được khuyên  dùng cho người trên 18 tuổi.

Những nhóm đối tượng sau muốn tiêm vắc xin cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ:

• Có thai

• Cho con bú

• Vấn đề bất thường về sức khỏe

• Đang dùng thuốc, đặc biệt nếu liên quan đến vấn đề về máu hoặc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

• Tiền sử dị ứng hoặc dị ứng nghiêm trọng

Phản ứng phụ sau tiêm Johnson & Johnson

Chắc chắn sau tiêm Johnson & Johnson bạn sẽ gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Mức độ nghiêm trọng tùy theo cơ địa và thể trạng từng người.

Phản ứng tại vị trí tiêm

• Đau

• Sưng tấy

• Hơi đỏ

Phản ứng cơ thể

• Đau đầu

• Sốt

• Đau cơ

• Mệt mỏi

• Buồn nôn

Cần sự chăm sóc y tế nếu

Trong vòng 14 ngày, bạn gặp các triệu chứng nghiêm trọng hoặc dai dẳng gồm:

• Đau đầu dữ dội

• Thay đổi tầm nhìn

• Sự hoang mang

• Buồn nôn hoặc nôn • Khó thở

• Đau ngực

• Đau bụng

• Đau lưng

• Chân tay bị sưng hoặc lạnh

• Chảy máu dai dẳng dưới da dù không bị thương

• Nhiều vết bầm nhỏ hoặc rộp máu dưới da

• Chảy máu bất thường

Ưu điểm của vắc xin Johnson & Johnson

Vắc xin Johnson & Johnson là cơ chế một liều và có thể bảo quản trong tủ lạnh thông thường với nhiệt độ từ 2,2 cho đến 7,7 độ C.

Đánh giá mức độ hiệu quả của Johnson & Johnson

Vắc xin  covid – 19 Johnson & Johnson được điều chế theo công nghệ vector virus, giống với vắc xin Astrazeneca.

Theo kết quả xét nghiệm lâm sàng sau tiêm đối với 44.000 tình nguyện viên trên toàn cầu, hiệu quả vắc xin đạt được là 66, 9%.

Tại Mỹ, kết quả thử nghiệm là 72% sau khi tiêm 28 ngày. Tuy nhiên, đối với biến chủng B.1.351 ở Nam Phi, mức độ bảo vệ của vắc xin lại giảm xuống còn 64%.

Khả năng chống lại các biến thể của Vắc xin  covid – 19 Johnson & Johnson

Vắc xin  covid – 19 Johnson & Johnson  có khả năng chống lại những biến thể virus sau:

+Alpha, B.1.1.7

• Chưa có nghiên cứu

+Beta, B.1.351

• Hiệu quả 57% trong các nghiên cứu ở Nam Phi, khi biến thể Beta chiếm 95%.

+Gamma, P.1

• Hiệu quả 66%, trong các nghiên cứu ở Mỹ Latinh, khi Gamma là biến thể phổ biến nhất

+Delta, B.1.617.2

• Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm bước đầu cho thấy có khả năng hoạt động đối với Delta

8. Vaccine ngừa COVID-19 Novavax (Mỹ)

Hiệu quả vaccine của Novavax lên tới 90% - Báo Nhân Dân

Vaccine Novavax của Mỹ đang nổi lên như một ứng cử viên hàng đầu được sử dụng để tiêm nhắc lại ngừa COVID-19.

Cơ chế hoạt động của Vaccine Novavax

Vaccine Novavax dựa trên kỹ thuật truyền thống hơn, sử dụng các protein để đưa các phần virus Corona đã bị vô hiệu hóa vào cơ thể nhằm kích thích tạo phản ứng miễn dịch. Do đó, vaccine Novavax không cần bảo quản ở nhiệt độ cực thấp.

Cần tiêm bao nhiêu liều Vaccine Novavax?

Novavax là vaccine 2 liều, được tiêm cách nhau 3 tuần.

Vaccine ngừa COVID-19 Novavax có gây tác dụng phụ không?

Các tác dụng phụ của vaccine Nanovax chủ yếu là nhẹ gồm đau và nhức tại chỗ tiêm. Không có báo cáo nào về tình trạng đông máu bất thường hoặc các vấn đề về tim.

Cách bảo quản vắc xin Novavax

Không giống như vaccine covid -19 của các hãng đối thủ khác, vaccine của Novavax có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 2 – 8°C, qua đó giúp cho việc phân phối trở nên dễ dàng hơn.

Đánh giá hiệu quả Novavax

Ngày 14/6, hãng dược Novavax của Mỹ thông báo, vaccine COVID-19 NVX-CoV2373 của hãng đạt hiệu quả 100% trong việc chống lại triệu chứng bệnh vừa và nặng và hiệu quả tổng thể là 90,4%.

Những số liệu sơ bộ này là kết quả của một nghiên cứu quy mô lớn có sự tham gia của gần 30.000 tình nguyện viên tại 119 địa phương tại Mỹ và Mexico.

9. Vắc xin covid -19 Nanocovax – Made in Việt Nam

Công bố kết quả thử nghiệm vaccine Nano Covax giai đoạn 3a | Tin tức mới  nhất 24h - Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vn

Nanocovax là loại Vắc xin ngừa covid -19 được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty khởi nghiệp Công nghệ sinh học dược phẩm Nanogen phối hợp với Đại học Quân y Việt Nam.

Đến thời điểm hiện tại, Nanocovax là vac-xin Covid-19 đầu tiên của Việt Nam bước sang giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 3.

Cơ chế hoạt động vắc xin Nanocovax

Vaccine Nanocovax thuộc nhóm vaccine công nghệ protein. Vaccine này chứa protein S của SARS-CoV-2.

Protein này được thu hoạch sau khi gắn đoạn DNA mã hóa protein S của SARS-CoV-2 vào bộ gene của các tế bào động vật CHO (tế bào buồng trứng chuột hamster)…; rồi nuôi cấy để chúng tổng hợp “giúp”.

Sau đó, protein S được tinh chế và đóng ống cùng tá dược nhôm thành các liều vaccine tiêm bắp. Sau khi tiêm vào cơ thể, các tế bào miễn dịch nhận biết kháng nguyên S và kích hoạt đáp ứng tạo kháng thể chống lại SARS-CoV-2.

Đối tượng sử dụng Nanocovax

Những người trên 18 tuổi đều có thể sử dụng vắc xin Nanocovax.

Vac-xin Covid-19 Nanocovax cần tiêm bao nhiêu liều?

Nanocovax gồm 2 mũi cơ bản, mỗi mũi cách nhau 28 ngày, và tiêm nhắc sau 1 năm.

Nano Covax được sản xuất qua 8 công đoạn, gồm: Vô trùng trang thiết bị, bao bì chứa; cân và pha chế; chiết rót và kiểm tra; siết nắp nhôm; soi cảm quan; in mã và cuối cùng là đóng gói thành phẩm. Tất cả công đoạn đều tuân theo quy trình nghiêm ngặt và đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Đánh giá hiệu quả vắc xin Nanocovax

Vaccine Nanocovax mới triển khai giai đoạn 3 nên chưa có đủ các thông tin cần thiết để đánh giá hết ưu điểm và hạn chế. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, có thể nhận thấy vaccine Nanocovax an toàn, ít tác dụng phụ, có khả năng sinh miễn dịch cao.

Qua quá trình thử nghiệm, khả năng sinh miễn dịch của vaccine Nano Covax đạt 99,4%. Nếu so sánh với các loại vaccine khác trên thế giới là không hề thua kém.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ VẮC XIN PHÒNG COVID – 19

Tiêm vắc xin phòng covid – 19 hiện đang là nội dung được người dân quan tâm hàng đầu. Rất nhiều câu hỏi về việc tiêm vắc xin được đặt ra. Chúng tôi đã tổng hợp lại dưới đây kèm giải đáp cụ thể giúp bạn đọc tiện theo dõi.

Đã nhiễm virus Corona tiêm phòng có tác dụng không?

Căn cứ vào nghiên cứu lâm sàng, vắc xin phòng virus Corona sẽ được chỉ định cho từng nhóm đối tượng thử nghiệm khác nhau.

Tại Việt Nam, COVID-19 vaccine AstraZeneca không được chỉ định để tiêm cho người đã từng nhiễm virus SARS-COV-2.

Tiêm vacxin xong có bị nhiễm Covid lại không?

CÓ. Không phải tất cả mọi người đều đáp ứng với việc chủng ngừa giống như nhau. Với hầu hết các vắc xin, tỷ lệ bảo vệ không bao giờ là tuyệt đối 100%, vaccine Covid-19 cũng tương tự. Điều này gây ra do nhiều nguyên nhân:

•        Do tiêm vắc xin không đúng lịch, tiêm không đủ mũi;

•        Do hệ thống miễn dịch không đáp ứng tốt trong việc tạo kháng thể;

•        Do người bệnh đã phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh khi vừa mới tiêm vắc xin, hệ miễn dịch chưa kịp tạo ra kháng thể;

•        Do các tác nhân khác.

Để vắc xin phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ, phòng ngừa khỏi virus Sars-Cov-2, cần phải tiêm vắc xin đúng lịch, đủ mũi theo chỉ định của bác sĩ.

Tiêm cùng loại hay khác loại vắc xin cho hiệu quả tốt hơn?

Theo hướng dẫn tại Công văn 6030/BYT-DP 2021 của Bộ Y tế thì những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó.

•        Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp tiêm các  mũi vắc xin với nhau. Cụ thể:

  • Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 AstraZeneca hoặc Pfizer (nếu người tiêm đồng ý)
  • Mũi 1 Sinopharm + Mũi 2 Sinopharm
  • Mũi 1 Pfizer + Mũi 2 Pfizer
  • Mũi 1 Moderna + Mũi 2 Moderna.
  • Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 không được phép sử dụng Moderna.

Tiêm vaccine COVID-19 có gây vô sinh không?

KHÔNG. Hiện không có bằng chứng hay dữ liệu nào chứng minh tiêm vaccine virus COVID-19 có thể gây vô sinh.

Các nhà nghiên cứu cho biết, không có loại vắc xin COVID-19 nào được cấp phép sử dụng có bất kỳ tác động đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ.

Các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo đã được lên kế hoạch và thông tin liên quan sẽ được cung cấp cho các bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc y tế.

Tôi có nên đi tiêm vắc xin COVID-19 khi đã mắc COVID-19 và khỏi bệnh?

CÓ. Theo khuyến cáo, rất cần tiêm vắc xin COVID-19 bất kể bạn đã mắc COVID-19 hay chưa. Ngay khi đã phục hồi sau khi nhiễm SARS-CoV-2, bạn vẫn có nguy cơ (mặc dù hiếm gặp) bị tái nhiễm COVID-19.

Tiêm chủng là phương pháp an toàn, đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất bảo vệ cơ thể khỏi virus toàn cầu.

Vắc xin COVID-19 có hiệu quả với các biến thể mới không?

CÓ. Dịch COVID-19 tại Việt Nam có đang những diễn biến phức tạp, khó lường với đa nguồn lây, đa biến chủng, đa ổ dịch lây lan nhanh ở nhiều địa phương trên cả nước.

Xây dựng miễn dịch cộng đồng nhờ vắc xin COVID-19 được xem là một công cụ an toàn giúp chấm dứt đại dịch, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Cho con đi tiêm có an toàn không?

CÓ. Vắc xin COVID-19 đã được chứng minh an toàn và hiệu quả vượt mức kỳ vọng của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO). Do vậy, nếu con bạn hiện đã đủ điều kiện chủng ngừa thì nên tiến hành tiêm vắc xin càng sớm càng tốt.

Đối với trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi, các nhà khoa học trên thế giới đưa ra khuyến nghị chưa/không nên tiêm vắc xin COVID-19 vì các nguyên nhân sau:

•        Vắc xin chưa đủ thời gian thử nghiệm để xác định tính an toàn và hiệu quả của vắc xin ở trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi.

•        Trẻ em mắc COVID-19 thường không có triệu chứng hoặc nhẹ hơn người lớn.

•        Trẻ em có tỷ lệ mắc COVID-19 và tử vong thấp.

Đang mang thai, có được đi tiêm không?

Tại Việt Nam, căn cứ theo quyết định 2995/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời về khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Phụ nữ mang thai và cho con bú thuộc nhóm hoãn tiêm vắc xin Covid-19, hiện tại có rất ít số liệu đánh giá tính an toàn của vắc xin trong thời kỳ mang thai.

Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ cần tạm thời hoãn tiêm vaccine Covid-19. Hiện chưa có bằng chứng chứng minh vaccine COVID-19 có tiết qua sữa mẹ hay không. Mặc dù vậy, trong trường hợp đã tiêm chủng vắc xin COVID-19, phụ nữ cũng không cần phải ngừng việc cho con bú.

Nếu đã tiêm 2 mũi, thì có cần mang khẩu trang và tránh tiếp xúc với những người khác không?

CÓ. Bộ Y tế khuyến cáo, không phải tất cả mọi người đều cho đáp ứng miễn dịch khi chủng ngừa giống như nhau.

Với hầu hết các vắc xin, tỷ lệ bảo vệ không bao giờ là tuyệt đối 100%, vaccine COVID-19 cũng tương tự. Do đó, vẫn có sự lây nhiễm đối với người đã tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19 (không phổ biến).

Cần lưu ý rằng, sau khi tiêm vắc xin, kể cả 1 mũi hay đủ 2 mũi, người được chủng ngừa vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm theo thông điệp 5K của Bộ Y tế bao gồm: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế.

Sau khi tiêm vaccine, có cần ăn kiêng hoặc hạn chế nhiều hoạt động?

Các chuyên gia cho biết, mặc dù không có tác động lớn nhưng một chế độ ăn uống và vận động đơn giản, hợp lý, khoa học trước và sau khi tiêm sẽ giúp phát huy tốt nhất tác dụng của vắc xin.

5 NHÓM THỰC PHẨM NÊN ĂN KHI TIÊM VẮC XIN  COVID 19

Không có một loại thực phẩm, chất dinh dưỡng, chất bổ sung riêng lẻ nào có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của virus Sars-Cov-2 gây viêm đường hô hấp cấp.

Tuy nhiên, chúng ta có thể hỗ trợ và tối ưu hóa hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, củng cố tường thành chống lại mầm bệnh bằng chế độ ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng.

5 nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn trước và sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, gồm:

Rau có lá màu xanh đậm

Những loại rau có màu xanh đậm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp kháng viêm hiệu quả.

Một số loại rau được khuyến nghị nên dùng như: bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn, rau bina, rau ngót, rau muống…

Canh hầm hoặc súp

Đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, trong đó đã bao gồm duy trì phản ứng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, một trong những lưu ý quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh là nuôi dưỡng đường ruột khỏe mạnh.

Canh hoặc súp được phối hợp từ các loại rau củ giàu chất xơ và các gia vị kháng viêm là nhóm thực phẩm đặc biệt có lợi cho đường ruột.

Hành, tỏi

Hành tỏi là nhóm thực phẩm có công dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, cung cấp nhiều lợi khuẩn probiotic tốt cho đường ruột, tăng khả năng miễn dịch.

Nghệ

Nghệ là gia vị chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe gồm: các curcuminoid, tinh dầu nghệ, protein, các chất vô cơ, hợp chất vi lượng, chất xơ và tinh bột nghệ.

Nghệ có tính kháng viêm mạnh mẽ, giúp bảo vệ não bộ khỏi tình trạng căng thẳng tinh thần.

Việt quất

Việt quất là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, cùng với các vitamin như C, B2, B6, E và K, chất xơ… giúp tăng cường nồng độ serotonin, chất dẫn truyền thần kinh, liên quan nhiều quá trình sinh học của cơ thể.

CÁCH PHÒNG NGỪA SARS-CoV-2 ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ

Để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan trong cộng đồng, ngoài việc tiêm chủng vắc xin, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuân thủ nghiêm túc “Thông điệp 5K”. Đây được coi là giải pháp tối ưu để người dân phòng chống dịch COVID-19 an toàn hiệu quả, nhất là trong giai đoạn hiện nay:

•        Khẩu trang: Đeo khẩu trang đúng cách tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

•        Khử khuẩn: Rửa tay đúng cách theo bộ Y tế thường xuyên bằng xà phòng, hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Giữ vệ sinh nhà cửa thông thoáng, khử khuẩn thường xuyên các bề mặt như tay nắm cửa, điện thoại, mặt bàn, ghế…

•        Khoảng cách: Giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác.

•        Không tụ tập đông người.

•        Khai báo y tế: chủ động thực hiện khai báo y tế theo khuyến cáo.

Ngoài ra, hãy chủ động bảo vệ cho bản thân, gia đình và xã hội bằng ý thức thực hiện các biện pháp dưới đây:

•        Rửa tay đúng cách và thường bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).

•        Luôn đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông và cơ sở y tế.

•        Không đưa tay chạm lên mắt, mũi, miệng. Khi ho hoặc hắt hơi, chú ý che miệng bằng khăn giấy, khăn vải,…

•        Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học và có lối sống lành mạnh.

•        Tích cực vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

•        Nếu có dấu hiệu sốt,  khó thở, mất khứu giác, ho, hắt hơi, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang, không tiếp xúc với người khác và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.

•        Tự cách ly, giãn cách xã hội chủ động theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.

•        Thực hiện khai báo y tế nghiêm túc trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên thông tin tình trạng sức khỏe của bản thân.

•        Cài đặt ứng dụng Bluezone trên điện thoại để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.

Bài viết trên đây vừa giới thiệu đến bạn top 10 vắc xin covid – 19 được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng, các bạn đã nắm được những thông tin tổng quan nhất về  từng loại vắc xin để sử dụng phù hợp và hiệu quả.